|
SIM đã kích hoạt vẫn bán tràn lan trên thị trường. Ảnh minh họa
|
Theo quy định về quản lý thuê bao di động trả trước, nghiêm cấm bán SIM trả trước đã kích hoạt và bắt buộc thuê bao trả trước phải đăng ký thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, các SIM bán ra trên thị trường là SIM không có tài khoản. Mặcdù các quy định quản lý thuê bao di động trả trước rất chặt chẽnhưng trên thực tế những quy định này không được thực thi nghiêm túc.
Tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước ngày 1/2/2016, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, SIM rác đã kích hoạt vẫn bán tràn lan trên thị trường. Đây là nguyên nhân của vấn nạn tin nhắn rác hiện nay.
"Không thể có chuyện SIM rác kích hoạt trôi nổi trên thị trường mà nhà mạng vô can. Vì vậy, phải xử phạt các nhà mạng để giải quyếttình trạng SIM rác và tin nhắn rác hoành hành trên thị trường. Sau khi xử lýsẽ công khai danh tính của nhà mạng bịphạt vi phạm quy định về quản lý thuê bao di động trả trước", Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nói.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho rằng, để xảy ra tình trạng trên thì nhà mạng phải xử lý các đại lý và chịu trách nhiệm trước Bộ TT&TT về vấn đề này.
Trước đó, trong vai khách hàng, phóng viên ghé vào một đại lý có biển quảng cáo khá lớn trên đường Kim Mã. Tại đây, có thể dễ dàng mua SIM trả trước của các mạng di động Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile mà không cần phải đăng ký thông tin cá nhân như quy định của Bộ TT&TT. Chỉ cần bỏ ra 90.000 đồng, khách hàng có thể mua SIM VinaPhone với tài khoản sẵn có 160.000 đồng hay với 70.000 đồng là khách đã có SIM Viettel với tài khoản 100.000 đồng, "khủng" nhất là SIM Vietnamobile với tài khoản sẵn có 320.000 đồng mà chỉ phải trả 90.000 đồng. Chủ đại lý cũng giới thiệu cả loại SIM mới 10 số chưa kích hoạt có giá đến 200.000 đồng vàgiải thích sở dĩ SIM này đắt hơn giá bán của nhà mạng bởi dễ nhớ hơn SIM 11 số.
Phóng viên chọn mua 1 chiếc SIM của mạng Viettel có giá 70.000 đồng và thử nhắn tin tra cứu số tiền còn lại trong tài khoản thì tin nhắn trả về báo cho biết SIM này được kích hoạt ngày28/2/2015, hiện có 30.000 đồng ở tài khoản chính và 70.000 đồng nằm trong tài khoản khuyến mại. Thử tra cứu thông tin thuê bao theo cú pháp "TTTB" gửi 1414, kết quả từ tổng đài báo cho biết SIM đang đăng ký dưới tên "Le Dinh Thao" kèm theo ngày sinh và số CMTND.
Chuyển sang một cửa hàng khác trên cùng phố Kim Mã, phóng viên nhận thấy ở đây đều bán SIM đã kích hoạt trước của hầu hết các nhà mạng và luôn nhận được câu trả lời từ đại lý SIM thẻ rằng không cần đăng ký thông tin cá nhân khi mua SIM. Chỉ những SIM đẹp, theo ngày tháng năm sinh… mới cần đăng ký thông tin người dùng, nhưng khách hàng sẽ phải tự đến các điểm dịch vụ của nhà mạng để khai báo thông tin chính chủ.
Trên phố Lương Thế Vinh, một chủcửa hàng chobiết các SIM rác đều đã kích hoạt, SIM chưa kích hoạtchỉ dành cho... SIM đẹp, việc đăng ký lại thông tin chính chủ mặc dù SIM đã có "thông tin ảo" đăng ký trước đó vẫn thực hiện được khi ra các điểm dịch vụ. Ngườinày tỏ ra không mấy băn khoăn việc nhà mạng có kiểm tra việc bán SIM theo đúng quyđịnh hay không.
Rõ ràng việc để số lượng lớn SIM đã kích hoạt bán ra ngoài thị trường,là nguồn để cho các đối tượng sử dụng phát tán tin nhắn rác thuộc về trách nhiệm của nhà mạng. Hiện dịch vụ tin nhắn rácnở rộ và quảng cáo công khai trên mạng. Bộ TT&TT đang nghiên cứu đến việc giới hạn số lượng tin nhắn gửi đi để hạn chế vấn nạn tin nhắn rác. Thế nhưng, cho dù Bộ TT&TT hay Chính phủ có đưa ra nhiều chính sách để dẹp vấn nạn tin nhắn rácnhưng nếu không được các nhà mạng thực thi nghiêm túc thì việc đưa ra chính sách không có nhiều giá trị.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2016 của Bộ TT&TT sáng 31/12/2015, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá, đối với việc quảng cáo qua dịch vụ nhắn tin có hai mặt của vấn đề. Một mặt là yêu cầu đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, một mặt là quyền lợi của người tiêu dùng. Trong những năm qua, do nhu cầu phát triển thị trường, thuê bao di động trả trước phát triển nhanh. Nhưng đãđến lúc cần phải đặt nặng hơn quyền lợi riêng tư của người dân, phải dần dần chuyển theo hướng bảo vệ quyền của khách hàng sử dụng dịch vụ. Vấn nạn xử lýSIM rác, SIM trả trước không thể đòi hỏi đến giờ G nào đó là phải xử lý xong, mà cần thực hiện có lộ trình. “Đến lúc siết chặt quản lý SIM trả trước hơn được rồi”, Phó Thủ tướng phát biểu.
Mới đây, đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Sỹ Cương đã đặt câu
hỏi về tình trạng tin nhắn rác tràn lan gây rất nhiều bức xúc trong xã
hội. “Mấy chục triệu thuê bao là mấy chục triệu nạn nhân, nhiều người
coi đây là tình trạng khủng bố tin nhắn rác. SIM rác và tin nhắn rác
thực chất là hai kẻ đồng hành và nói mãi không sao quản lý được? Liệu
Chính phủ sẽ chỉ đạo như thế nào để giải quyết vấn nạn này?”, đại biểu
Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi chất vấn trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho
biết:“Vừa qua Bộ TT&TT đã có một số văn bản về pháp luậtnhư Chỉ
thị 82, một số văn bản trình Chính phủ để chấn chỉnh việc này. Trong
thời gian qua,chúng ta đã phạt gần 3 tỷ đồng các đối tượng làm tin nhắn
rác. Nhưng do tình trạng hiện nay, thứ nhất là số máy di động quá lớn,
có gần 150 triệu thuê bao di động và có 8 triệu thuê bao Internet, thứ
hai là chưa có số liệu kiểm tra chứng minh nhân dân, cho nên quản lý đầu
vào của việcmua SIM còn hạn chế”.
Để giải quyết vấn nạn tin nhắn rác, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
nhấn mạnh: “ Tôi cho rằng một mặt quản lý Nhà nước phải đẩy mạnh hơn và
các chế tài mạnh mẽ hơn, xử phạt nặng hơn. Thứ hai, tăng cường quản lý
đầu vào, nhất là đăng ký SIM và thứ ba là các nhà mạng phải nâng cao
tinh thần trách nhiệm trong vấn đề quản lý tin nhắn rác”. |