Chiều 30/10, Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2025” và các chính sách liên quan đã được công bố, theo đó thành phố sẽ trích 312,9 tỷ đồng từ ngân sách cho hoạt động này.
Mục tiêu của Đề án bao gồm kết nối thành phần của hệ sinh thái; hình thành mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp và hình thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp của thành phố; xây dựng văn hóa khởi nghiệp; hỗ trợ hình thành 3 - 5 vườn ươm doanh nghiệp hoặc không gian khởi nghiệp chung; thu hút từ 3 – 5 quỹ đầu tư nước ngoài, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm; phấn đấu đến 2025 có thể hỗ trợ phát triển được 500 dự án khởi nghiệp sáng tạo; 150 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thương mại hóa được sản phẩm, trong đó ít nhất 20% doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập với tổng giá trị ước tính khoảng 500 tỷ đồng….
Có 7 nhóm chính sách hỗ trợ cụ thể với mức hỗ trợ từ 50-100% chi phí, do từng đơn vị đầu mối (Sở KHĐT; Sở KHCN và Sở TT&TT) phụ trách, bao gồm: Thông tin và truyền thông; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Phát triển cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất cho khởi nghiệp sáng tạo; Thúc đẩy liên kết, kết nối hệ sinh thái; Ứng dụng, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa sản phẩm; Hỗ trợ tài chính, thúc đẩy hoạt động đầu tư; Hình thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Hà Nội.
Theo ông Lê Văn Quân, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Sở KH&ĐT Hà Nội), đề án và các chính sách hỗ trợ của Hà Nội được xây dựng dựa trên cơ sở Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (
Đề án 844), Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (
2017) và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật trên.
Đề án đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt và ban hành vào ngày 09/09/2019 tại
Quyết định số 4889/QĐ-UBND, với tổng chi phí là 312,9 tỷ đồng, trích từ ngân sách của thành phố, không tính đến việc chính quyền bố trí các cơ sở vật chất.
Các diễn giả tại hội nghị công bố ngày 30/10 đồng tình quan điểm rằng để có được hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tốt thì nhân lực tài năng là ưu tiên hàng đầu.
“Đằng sau sự thành công của Thung lũng Silicon là Đại học Stanford, Viện nghiên cứu MIT; đằng sau sự thành công của Israel là các đại học như Tel-Avi, Hebrew, Jerusalem, Ben Gurion…”, TS. Nguyễn Trung Dũng, Tổng giám đốc BK-Holdings, nhận xét. Do đó, chính các trường đại học, viện nghiên cứu, trường nghề, trường phổ thông, các cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội sẽ là những nhân tố quyết định đến sự phát triển của hệ sinh thái thành phố.
Cũng tại sự kiện, ông Phạm Hồng
Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (
Bộ KH&CN), chia sẻ về thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam và tình hình triển khai Đề án 844; trong khi ông
Nguyễn Hoa Cương, Phó Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ
KH&ĐT) trình bày về dự án Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và chỉ ra cơ hội hợp, tác thúc đẩy đổi mới sáng tạo với các tập đoàn đa quốc gia.
Nhiều trường đại học tham dự sự kiện như ĐH Bách Khoa, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Mỏ địa chất, trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội… đã bày tỏ mong muốn đồng thời học hỏi và góp sức tham gia đề án.
Các hoạt động của Đề án dự kiến sẽ sớm được bắt đầu trong tháng tới.
Cùng ngày, Sở KH&ĐT Hà Nội cũng công bố quyết định công nhận Ban Vận động thành lập Hiệp hội Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thành phố Hà Nội.
Cùng
với TP Hồ Chí Minh, Hà Nội được xem là một trong những địa phương năng
động nhất cả nước về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhiều thành tố
của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã hình thành ở đây từ
trước, bao gồm các không gian làm việc chung, vườn ươm, tổ chức thúc đẩy
kinh doanh, quỹ đầu tư. Năm 2017, Hà Nội đã chính thức khai trương và
đưa vào vận hành Cổng thông tin Hệ sinh thái Khởi nghiệp TP Hà Nội (
StartupCity.vn)
Bên
cạnh các nguồn lực từ những chương trình của chính quyền địa phương, Hà
Nội còn có lợi thế được hưởng những nguồn lực từ các chương trình quốc
gia và các mối quan hệ đầu tư, hợp tác quốc tế.