Khoa học & Phát triển xin gửi tới độc giả thông tin về những nội dung chính trong số báo tuần này.

KHPT số 1300

Nổi bật

🌀 “Giải cứu” những nhãn hiệu bị đánh cắp ở nước ngoài. Dù câu chuyện bảo hộ nhãn hiệu đã nhận được nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây song nguy cơ mất nhãn hiệu của Việt Nam ở các thị trường nước ngoài vẫn luôn hiện hữu.

🌀 Tiêu chuẩn cho sâm Việt Nam: Tiền đề để cạnh tranh trên thị trường. Trước nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, việc xây dựng chất lượng sâm và sản phẩm từ sâm Việt Nam đòi hỏi phải có sự thay đổi để đảm bảo kiểm soát được chính xác hàm lượng hoạt chất, từ đó tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. Và muốn làm được điều này, Việt Nam cần phải có những tiêu chuẩn chất lượng về sâm rõ ràng và đáng tin cậy.

🌀 Robot có não từ tế bào gốc của người gắn chip: Mừng hay lo? Một đột phá mới trong công nghệ sinh học khi phát triển cơ quan não gắn chip có phản ứng thần kinh, được huấn luyện và tự thực hiện được các tác vụ cụ thể có thể là buổi bình minh của “trí tuệ lai” giữa người và máy? Đột phá công nghệ này liệu có đi kèm với những nguy cơ?

🌀 IoTeamVN: Xây dựng dữ liệu để tiết kiệm năng lượng. Nhiều nhà máy ở Việt Nam đang muốn tiết kiệm năng lượng, nhưng họ không biết bắt đầu từ đâu. IoTeamVN có thể giúp đỡ bằng cách thu thập dữ liệu về lượng điện mà từng thiết bị trong nhà máy sử dụng theo thời gian thực.

🌀 Nhật Bản: Tăng tài trợ cạnh tranh có giúp tăng chất lượng nghiên cứu? Quỹ Đại học trị giá 10 nghìn tỷ Yên (62 tỷ USD) của Nhật Bản vừa chọn được ứng viên cho vòng tài trợ đầu tiên. Câu hỏi được nhiều người quan tâm lúc này là liệu tăng tài trợ cạnh tranh có thể giúp giáo dục đại học Nhật Bản lấy lại các vị thế quốc tế đã mất hay không.

🌀 Chữ viết la-tinh của Tiếng Việt: Trường hợp duy nhất ở Viễn Đông. Phạm Thị Kiều Ly đã trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết của một nhà nghiên cứu lịch sử văn bản học, trong đó có kỹ năng dịch thuật từ ngôn ngữ cổ, để hoàn thành công trình có thể nói là đầy đủ nhất từ trước đến nay về lịch sử chữ quốc ngữ, với khung thời gian trải dài hơn 300 năm.

______________________

Chi tiết:

📌 TIN TRONG NƯỚC
- Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam - WIPO
- Hội nghị quốc tế về Hạt, Dây và Vũ trụ học tại Quy Nhơn
- Vật liệu điện cực xốp lọc nước lợ
- Hoạt động nhân sinh ảnh hưởng đến các loài thú ăn thịt nhỏ
- Tổng hợp keo dán gỗ từ dầu vỏ hạt điều
- Phát hiện vi nhựa trong năm loài cá biển
- Tỉ lệ tự báo cáo bệnh truyền nhiễm ở dân tộc thiểu số cao gấp 4,5 lần cả nước
- Năm thứ ba liên tiếp Viettel giành nhiều giải Nhất tại IT World Awards
- Ra mắt Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi
- Hai đội học sinh THPT dự thi Olympic Quốc tế về AI

📌 TIN QUỐC TẾ
- Biến đổi quần áo cũ thành các phân tử hữu ích trong 15 phút
- Ô nhiễm không khí làm giảm cơ hội thành công của IVF
- Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế AI tạo sinh
- Lắp ráp xong lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới
- Trái đất trải qua 12 tháng liên tiếp có nhiệt độ cao kỷ lục
- NASA tiết lộ hình ảnh đầu tiên về trạm vũ trụ quay quanh Mặt trăng

🌏 QUỐC TẾ
- Khoa học Iran: Hy vọng vào tổng thống mới

🎯 SỞ HỮU TRÍ TUỆ
- “Giải cứu” những nhãn hiệu bị đánh cắp ở nước ngoài

💠 SINH HỌC
- Hàn Quốc đầu tư nghiên cứu nhân sâm: Những thách thức mới

🎗️ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
- Tiêu chuẩn cho sâm Việt Nam: Tiền đề để cạnh tranh trên thị trường

🤖 CÔNG NGHỆ
- Robot có não từ tế bào gốc của người gắn chip: Mừng hay lo?

🌀 LAB ĐẾN BIZ
- Pointcheck: Thiết bị phát hiện nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư
- Terray Therapeutics: Ứng dụng AI vào phát triển thuốc

🌤️ NĂNG LƯỢNG
- IoTeamVN: Xây dựng dữ liệu để tiết kiệm năng lượng

🌹 KHÁM PHÁ
- Nước hoa hồng từ góc nhìn lịch sử và khoa học
- Khởi nguồn của lịch sử thời trang

☄️ LỊCH SỬ KHOA HỌC
- Audrey Evans: Người hùng của bệnh nhi ung thư
- Mary Sherman Morgan: Bí mật giấu kín trong cuộc đua vũ trụ

📖 ĐỌC SÁCH
- Chữ viết la-tinh của Tiếng Việt: Trường hợp duy nhất ở Viễn Đông

🎓 GIÁO DỤC
- Nhật Bản: Tăng tài trợ cạnh tranh có giúp tăng chất lượng nghiên cứu?

🍃 GIỚI THIỆU
- Phú Mỹ Garden

*

Để đặt mua các số báo hoặc chia sẻ với đồng nghiệp, đối tác quan tâm về ấn phẩm, bản điện tử PDF của Khoa học & Phát triển, vui lòng xem tại: https://bit.ly/DatMuaKHPT

Ngoài ra, độc giả có thể mua lẻ từng số tại địa chỉ: Tòa soạn Báo Khoa học & Phát triển, số 70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 024 39427689.