Khoa học & Phát triển xin gửi tới độc giả thông tin về những nội dung chính trong số báo tuần này.
Nổi bật
🌀 Chỉ số PII Lần đầu đo lường mức độ ĐMST: Bộ chỉ số quan trọng mới được Học viện KHCN và ĐMST (Bộ KH&CN) xây dựng đã trao cho các địa phương cơ hội lần đầu đo lường mức độ đổi mới sáng tạo của chính mình và cơ hội nhìn tổng quan bức tranh đổi mới sáng tạo ở nhiều khía cạnh then chốt, qua đó có thể hoạch định lại con đường phát triển của địa phương.
🌀Thúc đẩy xe điện tại Việt Nam: Con đường còn “trải sỏi”: Việc chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện là giải pháp mà Việt Nam đang theo đuổi nhằm giảm phát thải và ô nhiễm không khí. Song, con đường này tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều rào cản từ hạ tầng kỹ thuật đến chính sách.
🌀Đi tìm mô hình ngôn ngữ lớn cho tiếng Việt: Việt Nam không phải là nước đầu tiên muốn tạo ra một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của riêng mình sau sự bùng nổ của ChatGPT. Tuy nhiên, tạo một LLM về ngôn ngữ bản địa là điều không dễ dàng.
🌀 Chế phẩm chitosan từ vỏ tôm giúp kéo dài thời gian bảo quản nông sản: Các nhà khoa học tại Đại học Văn Lang (TP.HCM) đã phát triển loại chế phẩm giúp kéo dài thời gian bảo quản rau củ, trái cây từ 2 – 3 lần, so với cách bảo quản thông thường nhưng vẫn giữ nguyên hương vị, đảm bảo an toàn thực phẩm.
🌀 Chế phẩm nano trong điều trị hoại tử gan tụy cấp trên tôm: Nhờ khả năng làm chủ công nghệ nano nhũ tương, Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải (OIC New) đã tìm ra giải pháp xanh thay thế kháng sinh có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.
🌀 Khi phụ huynh được mời lên bục giảng: Nếu dịch chuyển cấu trúc không gian vốn đã được mặc định cho mẹ và mẹ không chỉ là “cô giáo” lúc “ở nhà”..., chúng ta có thể xích lại mối liên kết bộ ba gia đình – nhà trường – xã hội, quan trọng hơn, cải thiện chất lượng giáo dục hướng đến thực tiễn.
_______________________
Chi tiết:
📌 TIN TRONG NƯỚC
- Bộ KH&CN: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê báo cáo việc triển khai Chiến lược quốc gia về CMCN lần thứ tư
- Viện NLNT Việt Nam năm 2023: Tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng mới cho xã hội
- Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam: Gần 80% công trình khoa học được công bố quốc tế
- Ngành nông nghiệp: Đến 2023 đáp ứng 70-100% nhu cầu giống vật nuôi trong nước
- USTH bắt đầu tuyển sinh ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn
- Gần một nửa startup Việt đang ở giai đoạn tiền hạt giống
- VinFast xây nhà máy tích hợp xe điện tại Ấn Độ
- Nghiên cứu mới về tình trạng gãy xương đốt sống ở Việt Nam
- Bloomberg: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong hai năm tới
- Tỷ lệ người trung niên bị tăng đường huyết và tăng huyết áp chưa được chẩn đoán ở mức cao
📌TIN QUỐC TẾ
- Microsoft khai tử trình soạn văn bản 30 năm tuổi
- Loại kháng sinh mới tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc
- “Đất điện sinh học” thúc đẩy cây trồng thủy canh tăng trưởng nhanh hơn 50%
- Lõi Trái đất chao đảo một cách bí ẩn theo chu kỳ 8,5 năm
- Chất bán dẫn graphene đầu tiên trên thế giới
- Mỹ phóng tàu đổ bộ Mặt trăng đầu tiên sau hơn 50 năm
🌏 QUỐC TẾ
- Tham vọng xây dựng mô hình AI của EU
🎯 ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
- Chỉ số PII: lần đầu đo lường mức độ ĐMST
💠 LAB ĐẾN BIZ
- Chế phẩm chitosan từ vỏ tôm: Giúp kéo dài thời gian bảo quản nông sản
- Chế phẩm nano trong điều trị hoại tử gan tụy cấp trên tôm
☄️ CÔNG NGHỆ
- Thúc đẩy xe điện tại Việt Nam: Con đường còn “trải sỏi”
- Đi tìm mô hình ngôn ngữ lớn cho tiếng Việt
🌊 VĂN HÓA
- Kim tự tháp cổ nhất thế giới ở Indonesia: Liệu có đủ thuyết phục?
- Khả năng ứng phó thiên tai của Nhật Bản
🎴 CMCN4.0
- Dự đoán về AI trong năm 2024
🌉 KHÁM PHÁ
- Cây cầu của các điệp viên
- Chủ nghĩa hiện thực trong phim khoa học viễn tưởng
🎓 GIÁO DỤC
- Khi phụ huynh được mời lên bục giảng
📖 ĐỌC SÁCH
- Chứng đau và những câu chuyện chưa kể
🔊 GIỚI THIỆU
- Sở KH&CN Quảng Bình thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện năm 2024 (17 đề tài)
*
Để đặt mua các số báo hoặc chia sẻ với đồng nghiệp, đối tác quan tâm về ấn phẩm, bản điện tử PDF của
Khoa học & Phát triển, vui lòng xem tại:
https://bit.ly/DatMuaKHPT
Ngoài ra, độc giả có thể mua lẻ từng số tại địa chỉ: Tòa soạn Báo Khoa học & Phát triển, số 70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 024 39427689