Khoa học & Phát triển xin gửi tới độc giả thông tin về những nội dung chính trong số báo tuần này.
Nổi bật
🌀 Khi lao động giá rẻ không còn là thế mạnh thì yếu tố quyết định sức cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng của quốc gia chính là khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) - những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng suất lao động. Vậy các giải pháp có thể góp phần nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học là gì?
🌀 Những cơ hội mới trong khai thác tác phẩm đi kèm với thách thức trên môi trường số đòi hỏi các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan (CMO) phải kịp thời thay đổi để bảo vệ quyền lợi cho những người sáng tạo hiệu quả hơn.
🌀 Chuyển đổi số không chỉ đem lại nhiều dữ liệu cho ngành Y tế mà còn mở ra rất nhiều cơ hội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và cả cơ hội khởi nghiệp. Cuộc thảo luận giữa hai thành viên của Tổ chức các Nhà khoa học và Chuyên gia toàn cầu (AVSE Global) là TS. Lưu Vĩnh Toàn, chuyên gia ngành khoa học dữ liệu ở Thụy Sĩ, và TS. Nguyễn Thu Hiền, chuyên gia Sinh y ở Đan Mạch, sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này.
🌀 Dù không thể thay thế những trải nghiệm sống động ngoài thực tế, song công nghệ thực tế ảo vẫn là cửa ngõ dẫn đến một thế giới chứa đựng nhiều thông tin, trao cho chúng ta cơ hội “đặt chân” đến những xứ sở cách xa vạn dặm.
🌀 Chúng ta có cách nào giữ được quyền riêng tư, dữ liệu của mình cũng như hạn chế những mặt hại của mạng xã hội? Đó là nội dung buổi tọa đàm “
Thuật toán thao túng chúng ta như thế nào?” do
Tia sáng tổ chức ngày 22/4, với sự tham dự của các kỹ sư, chuyên gia về khoa học dữ liệu và học máy.
🌀 Những năm qua, nhiều nơi trên khắp cả nước đã tổ chức thành công Ngày hội STEM với các gian trưng bày sản phẩm phong phú, đẹp mắt. Nhưng khi quan sát trực tiếp hay qua ảnh chụp và phỏng vấn giáo viên, các chuyên gia giáo dục STEM đều nhận thấy một “căn bệnh” chung là các sản phẩm tuy được làm khá công phu nhưng đều bỏ qua các bước của quy trình thiết kế kỹ thuật - đó là không có bản vẽ thiết kế, dù đơn giản, và không có thử nghiệm sau khi chế tạo.
🌀 Bạn hiểu gì về đời thường của giới khoa học? Những suy nghĩ và quan sát hằng ngày của họ về thế giới xung quanh như thế nào? Họ hình thành các ý tưởng nghiên cứu ra sao? Họ nghĩ gì về các ứng dụng nghiên cứu của họ và của đồng nghiệp trong thực tiễn nói chung? Cuốn sách mới nhất
Meandering Sobriety (tạm dịch Lang thang trong sự tỉnh thức) của tác giả Vương Quân Hoàng sẽ phần nào giúp giải đáp những câu hỏi trên.
Chi tiết:
📌 TIN TRONG NƯỚC + TIN QUỐC TẾ
🌏 QUỐC TẾ
- Khoa học EU - Trung Quốc: Xây dựng bộ quy tắc hợp tác mới
🎯 CHÍNH SÁCH
- Dự thảo đề án nâng cao năng suất dựa trên KHCN và ĐMST: Thúc đẩy trụ cột còn yếu
🤺 SỞ HỮU TRÍ TUỆ
- Bảo vệ bản quyền trên môi trường số: Bước chuyển đổi của các CMO? (kỳ 3)
☄️ CMCN4.0
- Việt Nam trước những cơ hội từ số hóa ngành Y tế
- Công nghệ thực tế ảo: Công cụ tiềm năng của các startup du lịch Đông Nam Á
- Thuật toán thao túng chúng ta thế nào?
🧵 KHỞI NGHIỆP
- Hồi kết cho thời kỳ gian dối ở Thung lũng Silicon
- Đồ gia dụng làm từ đường và bột gỗ có thể phân hủy theo ý muốn
🧠 KHÁM PHÁ
- Lịch sử sản xuất bia hiện đại
- Não nhân tạo có ý thức không?
👣 LỊCH SỬ KHOA HỌC
- James Hutton: Nhà sáng lập địa chất học hiện đại
🎓 GIÁO DỤC
- STEM robotics: Khắc phục “căn bệnh” thiếu quy trình thiết kế kỹ thuật (kỳ 3)
📖 ĐỌC SÁCH
- Hiểu về khoa học đời thường qua cuốn Meandering Sobriety của Vương Quân Hoàng
🍃 GIỚI THIỆU
- Phân bón Phú Mỹ cho nông nghiệp đô thị
*
Để đặt mua các số báo hoặc chia sẻ với đồng nghiệp, đối tác quan tâm về ấn phẩm/bản điện tử của KH&PT, vui lòng xem tại:
https://bit.ly/DatMuaKHPT
Ngoài ra, độc giả có thể mua lẻ từng số tại: Tòa soạn Báo Khoa học & Phát triển, số 70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 024 39427689