Theo báo cáo do Deal Stress Asia thực hiện, trong 8,6 tỷ USD được rót vào các công ty khởi nghiệp thì công ty có lãnh đạo là nữ giới chỉ nhận được 1,4 tỷ USD.
Các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á do
phụ nữ thành lập cũng chỉ thu hút được 0,9% nguồn vốn đổ vào khu vực này trong năm
2020, so với Mỹ là 2,1%.
Tuy nhiên, tình hình được xem là đang cải thiện đang kể. Cụ thể, trong giai đoạn 2011- 2015, tỷ lệ các startup do nữ giới thành lập chỉ ở mức 6,8% và đến giai đoạn 2016-2020, con số này đã tăng lên 9,2% - báo cáo Women in Startups do Deal Street Asia thực hiện trong năm 2020 cho biết. Cứ 48 công ty khởi nghiệp do nam giới thành lập thì có 10 công ty khởi nghiệp mà sáng lập hoặc đồng sáng lập là nữ giới. Và nếu tính cả các công ty khởi
nghiệp có đồng sáng lập là nữ giới thì Đông Nam Á lại vượt Mỹ về chỉ số thu hút đầu tư lần lượt là 16,4% và 14,4%.
Deal Street Asia nhận định, tỷ lệ các công ty khởi nghiệp do phụ nữ thành lập trong khu vực là hoàn toàn phù hợp với thực tế khi thực hiện các cuộc nói chuyện, gặp gỡ. Ngày càng nhiều phụ nữ mạnh dạn đứng lên xây dựng công ty của riêng mình, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.
Cindy Kua - nhà sáng lập công ty InsurTech, Thái Lan, cho biết, cô đã gặp nhiều nhà sáng lập hoặc đồng sáng lập công ty khởi nghiệp là nữ giới nhiều hơn trước, dù họ hầu như chỉ hoạt động trong một số ngành như phong cách sống, thời trang thiết kế, truyền thông, quảng cáo.... Một số ngành được mặc định do nam giới thống trị như fintech, chăm sóc sức khỏe... đều vắng bóng phụ nữ.
Theo Sara Dhwanto - người sáng lập của Duithape, những công ty có nhà sáng lập là nữ giới gọi vốn đầu tư không hề dễ dàng, dù theo khảo sát của Quỹ Ewing Marion Kauffman, các startup do phụ nữ lãnh đạo hoặc có sự tham gia của phụ nữ tạo ra lợi tức đầu tư cao hơn 35% so với startup chỉ có lãnh đạo nam giới.
Bích Ngọc