Nhu cầu học tập về lĩnh vực năng lượng nguyên tử đang ngày càng lớn, tuy nhiên số người đạt học vị tiến sĩ trong lĩnh vực này còn ít.
Vấn đề
nóng trong đào tạo tiến sĩ
Thời
gian học tập, nghiên cứu để được công nhận học vị tiến sĩ là quá trình trải
nghiệm đối với mỗi cá nhân, để từ đó nhận ra “học không bao giờ là đủ”. Với
Trương Minh Trí - tân tiến sĩ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam - việc nhận
bằng cấp này là bước khởi đầu quan trọng cho một chặng đường mới trong công tác
và nghiên cứu.
Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới không chỉ về kinh tế mà
còn về khoa học và công nghệ. Vấn đề teamwork (làm việc nhóm) là một trong những
mục tiêu Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đề ra cho năm nay, nhưng để có một
teamwork hiệu quả cần có người đứng đầu giỏi. Trong lĩnh vực năng lượng nguyên
tử, người đứng đầu teamwork nên là một tiến sĩ. Theo GS Trần Hữu Phát
- Hội đồng khoa học Viện Năng lượng
nguyên tử, hiện nay số tiến sĩ trong
ngành năng lượng nguyên tử còn ít. Các tân tiến sĩ do Viện Năng lượng nguyên tử
Việt Nam đào tạo hoàn toàn có thể trở thành người đứng đầu các teamwork.
Tuy nhiên, một vấn đề “nóng” trong đào tạo tiến sĩ được GS Phát chỉ
rõ: Chất lượng bằng cấp phải tương đương khu vực và thế giới. “Trên thực tế chất
lượng học vị tiến sĩ của nước ta so với thế giới còn thấp. Luận án tốt nghiệp
chỉ có 1-2 bài nghiên cứu được công bố quốc tế; trong khi đó, một luận án tiến
sĩ của nghiên cứu sinh tại các trường đại học của Bỉ phải có ít nhất 4 hoặc 8-10
nghiên cứu được công bố trên các tạp chí danh tiếng trên thế giới” - GS Trần Hữu Phát
kể lại sau hai năm tham gia bảo vệ tiến sĩ của một trường đại học tại Bỉ.
Tiến sĩ chưa phải là học
vị cao nhất
Học vị tiến sĩ là bằng cao nhất không chỉ đối với
Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới. GS
Trần Hữu Phát cho biết, ở nhiều nước sau khi đạt học vị tiến sĩ, người ta học thêm 1-2 năm để lấy
bằng postdoc (sau tiến sĩ). Postdoc đầu tiên xuất phát từ Mỹ, sau đó hầu
hết các nước phát triển đều ủng hộ. Postdoc giúp các tân tiến sĩ có điều kiện
tiếp xúc và dẫn dắt bởi các giáo sư danh tiếng. Trong quá trình làm việc với tư
cách là postdoc, các tiến sĩ không phải học
trò mà là cộng sự trẻ của các nhà khoa học uy tín. Việc làm postdoc giúp các
tân tiến sĩ phát huy tối đa động lực cá nhân. Họ từ chỗ là người đi học người
khác, dưới sự hướng dẫn của thầy đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành các nhà
nghiên cứu có trình độ. Ở Việt Nam hiện chưa có chương trình postdoc. Vì vậy, theo
GS Phát, khi đạt học vị cao nhất, các tân tiến sĩ không được phép thoả mãn với
bản thân. Cần tìm các nhà khoa học mới,
những người thầy có nhiều kinh nghiệm để cộng tác, tiếp tục nâng cao trình độ
không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn mà còn cả những lĩnh vực liên quan.
Nghiên cứu khoa học là chặng đường dài, nỗ lực của từng cá nhân vẫn
luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Năm 1963, ông Phạm Duy Hiển nhận bằng tiến
sĩ ở Liên Xô (bây giờ là Liên bang Nga) và sau này trở thành chuyên gia số 1 của
nước ta về lĩnh vực vật lý hạt nhân và các lĩnh vực liên quan đến năng lượng nguyên
tử. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, GS Phạm Duy Hiển luôn là tấm
gương tự học lớn. Trong điều kiện của ta hiện nay, các nhà khoa học trẻ có nhiều
công cụ nghiên cứu, điều kiện tiếp cận tài liệu… Việc dùng máy phôtô lại tài liệu
nghiên cứu của nước ngoài chắc chắn dễ
dàng hơn chụp bằng máy ảnh, sau đó tráng phim, rửa ảnh như trước đây. Từ câu
chuyện về sự nỗ lực của GS Hiển, GS Phát, hy vọng các tân tiến sĩ hôm nay sẽ
không ngừng phấn đấu để không hổ danh khi tham gia các diễn đàn khoa học thế giới.
Ông Hoàng Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử: Việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực năng lượng nguyên tử luôn nhận
được sự quan tâm của các đơn vị liên quan và các chuyên gia đầu ngành, đặc biệt
sau nghị quyết của Quốc hội năm 2011 về phát triển điện hạt nhân ở nước ta. Tuy
nhiên, công tác đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nói chung, điện hạt
nhân nói riêng vẫn chủ yếu về bề rộng, những lĩnh vực chủ chốt vẫn thiếu nguồn
lực chất lượng cao. Quy mô hơn 40 nghiên cứu sinh theo học tại Trung tâm Đào tạo
hạt nhân hiện nay cho thấy giá trị khối lượng công việc rất lớn, đồng thời cho
thấy nhu cầu học tập về lĩnh vực năng lượng nguyên tử đang ngày càng lớn. |
N.Hoàng