Đó là kết quả khảo sát 1.000 người tiêu dùng của Viện Khoa học xã hội vùng Đông Nam Bộ khi thực hiện Dự án “Hỗ trợ Bảo vệ Quyền lợi của người tiêu dùng: Nghiên cứu và Truyền thông ngành thực phẩm chế biến”.
Thông tin kể trên được bà Nguyễn Thị Minh Châu - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển Viện Khoa học xã hội vùng Đông Nam Bộ - đưa ra tại buổi giao lưu khoa học “Ngành Công nghiệp thực phẩm chế biến: Trách nhiệm xã hội và môi trường của doanh nghiệp hướng đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Sự kiện do Viện Khoa học xã hội vùng Đông Nam Bộ phối hợp cùng với Công ty TNHH Minh Trân tổ chức ngày 12/5 tại TPHCM.
Bà Châu cho biết, qua kết quả nghiên cứu, khảo sát trong việc mua thực phẩm
chế biến, thương hiệu và giá cả là hai yếu tố được người tiêu dùng quan tâm đầu
tiên. Trong đó, chỉ có khoảng 27% người tiêu dùng quan tâm đến trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp. Thành phần, chất lượng sản phẩm lại không phải là yếu tố đầu tiên được
người tiêu dùng kiểm tra trước khi mua. 90% người tiêu dùng kiểm tra thông tin
trên sản phẩm trước tiên là ngày sản xuất và hạn sử dụng. Chứng nhận về tiêu
chuẩn chất lượng cũng chỉ có 32% người tiêu dùng quan tâm đến.
Theo ông Lê Văn Phong - Giám đốc Công ty Tư vấn và đào tạo doanh nhân
SYBC - các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ về trách nhiệm xã hội của mình. Việc
minh bạch thông tin, tuyên truyền thường xuyên về sản phẩm của mình để người
tiêu dùng biết đến sẽ giúp doanh nghiệp thành công trên con đường phát triển. Việc
đưa thông tin dây chuyền sản xuất, chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng sẽ tạo niềm tin về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng - ông Phong chia sẻ.
Đây cũng
là cách mở chuỗi cửa hàng đối chứng về gà ác cho người tiêu dùng dùng thử để có
cơ sở tin dùng sản phẩm mà ông Trương Văn Đệ - Chủ Trang trại Gà ác Vĩnh Quý
(Tiền Giang) đang thực hiện.
Qua việc thực hiện Dự án, bà Châu cũng đưa ra một số khuyến cáo cho các
doanh nghiệp, việc đầu tiên là bao bì sản phẩm phải ghi bằng chữ và hình thì mới thể hiện hết được thông điệp. Thông tin về sản phẩm phải
được minh bạch rõ ràng trên bao bì sản phẩm, tránh mập mờ, đánh tráo
thông tin. Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin rõ ràng về sản phẩm, hướng dẫn sử dụng,…
Doanh nghiệp cũng nên tổ chức tham quan “tận mục sở thị quy
trình, công nghệ sản xuất” thường xuyên để
tạo niềm tin về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Ngoài ra, doanh ngiệp
cần tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức
của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh
thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, BVQLNTD; Xây dựng mục tiêu chiến
lược, đạo đức kinh doanh rõ
ràng. Khi hàng bị lỗi, doanh nghiệp phải xin lỗi người tiêu dùng trước mặc
dù chưa biết lỗi từ đâu. Sự né tránh, bao biện của doanh nghiệp càng làm mất niềm tin của người tiêu dùng.
Kiều Anh