10 thành phố của Việt Nam đăng kí xây dựng thành phố thông minh; Bé trai 2 tuổi người Nepal đã bị mắc chứng bệnh hiếm gặp khi có tới ba cánh tay, cánh tay thứ ba “mọc” ở sau lưng là những tin KH&CN nổi bật sáng 18/10.

10 địa phương xây dựng đô thị thông minh

Sau hơn một năm kể từ khi UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế “Đô thị thông minh: Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế, triển vọng tại Việt Nam”, hiện đã có 10 tỉnh, thành phố bước đầu bắt tay xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh, coi phương thức phát triển đô thị thông minh là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình trong giai đoạn 10 năm tới. Bao gồm các tỉnh: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Phú Quốc, Đà Lạt, Bình Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ninh. (XEM THÊM)
Trung tâm thành phố Đà Lạt

Vietnam Airlines “cấm bay” hoàn toàn Note 7

Do các sự cố về lỗi pin đối với Note 7 trong thời gian gần đây, để đảm bảo an toàn cho hành khách và chuyến bay, Vietnam Airlines từ chối vận chuyển dòng điện thoại này dưới mọi hình thức gồm hành khách mang theo người, trong hành lý xách tay, ký gửi.... trên tất cả các chuyến bay do hãng khai thác. Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã tiếp tục ra thông báo kêu gọi người tiêu dùng còn đang sử dụng sNote 7 trả lại sản phẩm cho Samsung. (XEM THÊM)


Em bé chỉ có nửa quả tim nhưng vẫn sống sót kỳ diệu

Chào đời chỉ với một nửa quả tim nhưng bé trai Reggie Aslin cuối cùng cũng vượt qua được cửa ải tử thần để trở về bên vòng tay ấm áp của bố mẹ. Reggie được chẩn đoán mắc hội chứng tim trái giảm sản, một dạng dị tật dạng hiếm khiến nửa tim còn lại của bé không phát triển hoàn thiện. Khi chỉ mới 4 ngày tuổi, Reggie phải tiến hành phẫu thuật mở tim. Thật kỳ lạ, bé đã hồi phục rất nhanh ngay sau đó. Được biết, đây là ca phẫu thuật đầu tiên đồng thời cũng là nguy hiểm nhất trong phác đồ điều trị phức tạp kéo dài. (XEM THÊM)

Vết mổ kéo dài trên ngực là kết quả của ca phẫu thuật tim mới nhất của Reggie.

Bé trai có tay "mọc"... sau lưng

Một bé trai 2 tuổi người Nepal đã bị mắc chứng bệnh hiếm gặp khi có tới ba cánh tay, và cánh tay thứ ba “mọc” ở sau lưng. Cánh tay không thể cử động, nhưng vẫn lớn lên theo Gaurab Garum và có ảnh hưởng đến cột sống của cậu bé. Cậu không thể ngủ một cách bình thường và khó khăn khi mặc quần áo. Chứng bệnh này được gọi là tật nứt đốt sống, cứ 1.500 trẻ có một trẻ mắc bệnh, nhưng việc “mọc” thêm tay thì hiếm gặp hơn nhiều. (XEM THÊM)
Cánh tay thứ ba “mọc” ở sau lưng bé Gaurab Garum

Trung Quốc đầu tư công nghệ săn tàu ngầm từ vũ trụ

Một nhiệm vụ nổi bật mà Trung Quốc xây dựng là theo dấu các tàu ngầm hạt nhân từ vũ trụ, dựa trên một bước đột phá về công nghệ mà giới khoa học nước này đã đạt được dựa trên chiếc đồng hồ nguyên tử lạnh đầu tiên của thế giới. Chiếc đồng hồ cực kỳ chính xác đó được trang bị công nghệ lõi giống như những chiếc giao thoa kế nguyên tử lạnh, có thể đo lường những thay đổi nhỏ nhất trong lực hấp dẫn nhờ độ nhạy chưa từng có. Một trong những thiết bị như vậy sẽ được chế tạo và đưa vào trạm vũ trụ của Trung Quốc và có khả năng được sử dụng để truy tìm dấu vết của các tàu ngầm hạt nhân.(XEM THÊM)
Một chiếc tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Ảnh: Navy Seals

Chưa thể lý giải bên trong Đại kim tự tháp Ai Cập

Nhóm nhà nghiên cứu ở Khoa kỹ thuật thuộc Đại học Cairo, Ai Cập kết hợp với tổ chức phi nhuận Viện Di sản, Thành tựu và Bảo tồn (HIP) xác nhận Đại kim tự tháp Giza 4.500 năm tuổi chứa hai khoang rỗng chưa từng được biết đến trước đây, có thể ẩn chứa kết cấu giống hành lang và nhiều đặc điểm bí ẩn khác. Kết quả phát hiện được trình lên hội đồng khoa học do cựu bộ trưởng Bộ Cổ vật Zahi Hawass. Zahi Hawass, cho rằng cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi xác nhận sự tồn tại của khoang rỗng hoặc căn phòng bí mật. (XEM THÊM)
Đồ họa mô phỏng khoang rỗng bên trong Đại kim tự tháp Giza. Ảnh: Đại học Cairo.

Thành phố mới sắp vận hành nhờ năng lượng mặt trời hấp thụ từ cửa sổ

Sự phát triển trong công nghệ chuyển hóa năng lượng mặt trời có thể biến các tấm pin trở thành dạng bán trong suốt. Dự án này đã được Phòng thí nghiệm quốc gia Hoa Kỳ Los Alamos phát triển từ năm 2014. Và đến nay, nhóm nghiên cứu đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Công nghệ này sử dụng một chất bán dẫn cực kỳ nhỏ được gọi là chấm lượng tử để vừa tạo ra độ trong suốt vừa có thể "thu hoạch" ánh sáng mặt trời. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 12.000 ô cửa sổ tại Trung tâm thương mại thế giới ở thành phố New York có thể cung cấp năng lượng điện cho hơn 350 căn hộ. (XEM THÊM)
Nhóm nghiên cứu với tấm pin mặt trời trong suốt dùng làm cửa sổ. Nguồn ảnh: Los Alamos.

Mất tiền từ mã độc núp bóng selfie

McAfee cho biết loại mã độc mới “cải trang” là video codec, plug-in phần mềm Flash hoặc một ứng dụng dành cho Porn Tune. Chính những thành phần này sẽ hỏi bạn có cấp quyền gán thông tin cá nhân cho ảnh selfie hay không.
Khi lây nhiễm vào điện thoại, loại malware trên sẽ kiểm soát các ứng dụng ngân hàng trực tuyến. Khi chụp ảnh tự sướng, malware sẽ hỏi người dùng có gán thông tin nhận dạng vào ảnh không. Chỉ cần bấm Yes, toàn bộ thông tin cá nhân, đặc biệt là các dữ liệu tài chính quan trọng, sẽ bị mã độc này âm thầm đánh cắp. (XEM THÊM)
Ảnh minh họa

Nhện có thể nghe được

Theo tạp chí khoa học Current Biology, một công trình nghiên cứu mới của các nhà sinh học do Paul Shamble ở Đại học Cornell, Mỹ, lãnh đạo, cho thấy một số loài trong họ nhện Salticidae dù không hề có cơ quan thính giác nhưng có thể nghe được giọng nói của người cách xa khoảng vài mét.

Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu phản ứng đối với những tác nhân kích thích âm thanh. Hoá ra những sợi lông trên cặp chi trước của nhện thu nhận được những âm thanh. Khi các nhà khoa học tẩm ướt các sợi lông đó thì không còn dao động, hệ thần kinh nhện ngừng kích thích sau tín hiệu âm thanh.Các nhà khoa học đã xác định được rằng nhện bắt được những tín hiệu âm thanh của tiếng vỗ tay của người ở cách xa 5m, chúng rất nhạy cảm với những âm thanh tần số thấp (80-130 hz). (XEM THÊM)
Nhện có thể nghe được giọng nói của người cách xa khoảng vài mét