Cục Viễn thông đang thẩm định hồ sơ xem xét cấp phép dịch vụ 4G trên băng tần 1800 MHz cho hai mạng MobiFone cùng GTEL Mobile; một con cua thuộc loài cua đeo mặt nạ do các chi tiết giống miệng, mũi, mắt con người xuất hiện tại Anh là những tin KH&CN nổi bật ngày 15/10.

Xét cấp phép 4G cho MobiFone, GTel Mobile

Cục Viễn thông (Bộ TT&TT)cho biết đang thẩm định hồ sơ và xem xét cấp phép kinh doanh dịch vụ 4G trên băng tần 1800 MHz cho hai mạng MobiFone cùng GTEL Mobile. Một điểm mới so với khi cấp phép 3G trước đây là nội dung của giấy phép quy định rõ các trách nhiệm của nhà mạng như phạm vi thiết lập mạng, phạm vi cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ, giá cước... cùng các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Cục Viễn thông cho hay, có 4 doanh nghiệp được xét cấp phép trong đợt đầu tiên, gồm Viettel, VNPT, MobiFone và GTEL Mobile. (XEM THÊM)
Xét cấp phép 4G cho MobiFone, GTel Mobile

Việt Nam thiết kế và phát triển các vệ tinh quan sát trái đất

Theo lộ trình đạt mục tiêu tự sản xuất vệ tinh “made in Vietnam” đến năm 2020, Trung tâm Vệ tinh quốc gia (VNSC) đã triển khai một số dự án thiết kế và phát triển các vệ tinh quan sát trái đất. Để làm được điều này, trung tâm đã gửi 36 cán bộ trẻ sang Nhật Bản để đào tạo trình độ thạc sĩ về công nghệ vệ tinh. Dự kiến, hàng loạt vệ tinh được phóng lên vũ trụ trong thời gian tới sẽ giúp Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất. Điển hình là dự án vệ tinh NanoDragon đang được thực hiện bởi đội ngũ 100% các kỹ sư và chuyên gia của VNSC. (XEM THÊM)


Cẩn trọng khi dùng nước muối sinh lý chăm sóc trẻ

Việc thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý gọi là "phòng bệnh" thường có thể gây nên 2 nguy cơ, 1 là đầu nhựa của bình nhỏ mũi không sạch/hoặc tay người chăm sóc không sạch, 2 là nước muối sinh lý làm khô chính lớp chất nhờn giữ ẩm sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi, khi có cảm giác khô như vậy lặp đi lặp lại thường xuyên, niêm mạc mũi sẽ tự động sản sinh ra càng lúc càng nhiều dịch nhờn hơn, có nghĩa niêm mạc mũi bị kích ứng để "tăng chất nhờn hơn nữa", nghĩa là "chảy mũi" không cần thiết, không vì một nguyên nhân nào cả. (XEM THÊM)
Cẩn trọng khi dùng nước muối sinh lý chăm sóc trẻ

Ảo giác ma túy từ sử dụng tân dược

Trên thực tế, nhiều loại ma túy ngày nay có nguồn gốc từ thuốc trị bệnh, như heroin vốn được tạo ra để làm thuốc giảm đau, amphetamin (hàng đá) có công dụng gây hưng phấn, tỉnh táo và đôi khi được bác sĩ tâm thần chỉ định để điều trị chứng ngủ rũ. Thuốc tân dược có tiền chất gây nghiện nếu dùng thường xuyên, liều cao sẽ khiến con nghiện “lên cơn” không khác gì “đói” ma túy. Và ngược lại, khi không có ma túy, nhiều con nghiện đã sử dụng một số loại thuốc có tác động đến thần kinh để thay thế.

Đó là loại thuốc Recotus- loại thuốc có thể mua ở bất cứ hiệu thuốc nào. Recotus có chứa chất là dẫn xuất của morphin, khi sử dụng nhiều sẽ tạo ra trạng thái vật vờ, buồn ngủ, lơ mơ mất kiểm soát và sử dụng lâu sẽ gây nghiện. Recotus có thể được các đối tượng nghiện sử dụng để thay thế cho ma túy. (XEM THÊM)
Để tiết kiệm chi phí, nhiều con nghiện dùng thuốc tân dược để chế ma túy (Ảnh minh họa).

Phát hiện bộ xương cá kiếm 100 triệu tuổi

Gia đình Johnston và Amos ở thị trấn Richmond phía tây bắc Queensland, phát hiện những chiếc xương trồi lên giữa tảng đá tại một khu vực tìm kiếm hóa thạch tự do. Sau đó một tuần và tìm thấy phần xương còn lại của con cá gồm hộp sọ và vây trước. Hóa thạch được cho thuộc về loài Australopachycormus hurleyi đã tuyệt chủng, một động vật săn mồi giống cá kiếm dài ba mét với hàm răng ngoại cỡ. Bộ xương hóa thạch được giao cho bảo tàng Kronosaurus Korner ở địa phương. (XEM THÊM)
Hóa thạch cá kiếm dài ba mét được tìm thấy ở ngoại ô bang Queensland, Australia. Ảnh: Patrick Smith.

Cua giống mặt người sa lưới ngư dân Anh

Một ngư dân bắt được con cua có phần mai giống khuôn mặt người ở ngoài khơi thị trấn Newquay, quận Cornwall, Anh và đem nó tới Công viên thủy cung Blue Reef.

Theo các nhà khoa học, con cua này thuộc loài cua đeo mặt nạ, hay còn gọi là cua đội mũ bảo hiểm, cua cát, có tên khoa học là Corystes cassivelaunus. Theo Cornishman, cái tên đặc biệt này xuất phát từ các chi tiết giống miệng, mũi, mắt con người trên mai của nó. Khi trưởng thành, con cua có thể dài khoảng 10 cm. Ở con đực càng lớn của nó dài hơn nhiều so với phần thân. Cua đeo mặt nạ là loài động vật có nguồn gốc ở vùng nước Anh. Tuy nhiên, chúng hiếm khi xuất hiện do sống ẩn sâu dưới cát. (XEM THÊM)
Con cua có phần mai trông giống mặt người. Ảnh: Newquay's Blue Reef Aquarium

Yên tâm nhắn tin khi lái xe nhờ công nghệ mới

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Aalto và Jyvaskyla đã tìm ra giải pháp cho phép lái xe nhắn tin mà không ảnh hưởng tới quá trình điều khiển phương tiện. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ hiển thị HUD và loại bàn phím bấm truyền thống giúp giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn. Tài xế vẫn giữ mắt hướng về phía trước để quan sát đường, đồng thời nhìn rõ những ký tự mà mình gõ, tiện dụng hơn nhiều so với việc phải chăm chăm vào màn hình cảm ứng. (XEM THÊM)
Các nhà nghiên cứu sử dụng môi trường giả lập