Một nghiên cứu mới cho thấy những bệnh nhân ung thư sống trong hoàn cảnh bấp bênh có nguy cơ tử vong vì bệnh cao gấp đôi.

Serana Phillips gặp một phụ nữ nhập cư trung niên, không có giấy tờ tùy thân và mắc bệnh ung thư vú trong thời gian làm công việc chăm sóc y tế ở TP New York. Bệnh nhân này được khám tại một bệnh viện cộng đồng, nơi chăm sóc cho mọi công dân bất kể khả năng chi trả hay tình trạng bảo hiểm của họ, và đang ở trong một tình huống bấp bênh. Cô trả 100 USD mỗi tuần để được ngủ ở trên sofa phòng khách của gia đình nọ. Đó là vào giữa mùa đông, và mặc dùkém chịu lạnhdo quá trình hóa trị liên tục làm tổn thương dây thần kinh, cô vẫn làm việc để kiếm 7 USD mỗi giờ cho việc phát tờ rơi. Nhà ở chỉ là một nhiều thách thức với cô - bên cạnh nghèo đói, rào cản về văn hóa và ngôn ngữ, khả năng tiếp cận các chương trình chăm sóc và phúc lợi xã hội.

Ảnh minh họa: richmondfellowship.org.uk.

Các nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua chỉ ra rằng những vấn đề an sinh xã hội như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nghiên cứu mới tiếp nối các kết quả trước đó và xem xét các khủng hoảng an sinh xã hội mà hơn 1.200 bệnh nhân ung thư Mỹ phải trải qua tại thời điểm họ được chẩn đoán, để tìm hiểu liệu việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ - không an toàn về nhà ở và lương thực, khó khăn tài chính và giao thông - có làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư hay không.

Kết quả, những bệnh nhân bấp bênh về nhà ở có nguy cơ tử vong do ung thư cao gấp hai lần. Tuy nhiên, nghiên cứu không đánh giá được cơ chế ảnh hưởng của vấn đề mất an toàn nhà ở. Các nhà nghiên cứu nêu giả thuyết, tình trạng không nhà có thể gây ra một loạt các khó khăn liên quan - phải di chuyển thường xuyên, phải dành hầu hết thu nhập để tìm chỗ trú chân, khó tiếp cận chăm sóc và điều trị.

Trong khi vẫn chưa rõ cơ chế tác động, kết quả này đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa nhà ở và các tình trạng bệnh tật.

Nhưng liệu việc mất an toàn nhà ở có phải là nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong do ung thư không là điều chưa được chứng minh, các nhà nghiên cứu khác lưu ý. "Có thể nhà ở chỉ thể hiện các yếu tố bất lợi khác, chẳng hạn về tài chính", Stuart Butler, nhà nghiên cứu kinh tế tại Viện Brookings, lập luận. "Hiếm khi ai đó chỉ gặp bất ổn về nhà ở. Bức tranh tổng thể phức tạp hơn".

Không chỉ nhà ở, bất cứ khi nào các yếu tố khủng hoảng an sinh xã hội phát sinh, một ai đó sẽ gánh hậu quả, theo Phillips, hiện là nhà khoa học dữ liệu tại Đại học bang Georgia, và không tham gia vào nghiên cứu mới. Hậu quả có thể xảy ra dưới nhiều hình thức - ung thư không được chẩn đoán sớm, bỏ lỡ hẹn điều trị, không thể tham gia điều trị, Phillips giải thích.

Mặt khác, một số nhóm có nhiều khả năng bị khủng hoảng nhà ở hơn. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2019, ở những vùng nơi người da đen bị phân biệt đối xử về tài chính - chẳng hạn, người cho vay phân biệt đối xử với khách hàng dựa trên chủng tộc - sự chênh lệch về tỷ lệ tử vong do ung thư giữa người da đen và người da trắng cũng lớn hơn.

Những nhóm trải qua tình trạng khủng hoảng nhà ở cũng có nhiều khả năng gồm những người từng bị gạt ra ngoài lề xã hội và có ít nguồn tài chính hơn để chống chọi với bệnh ung thư, theo Craig Pollack, giáo sư về quản lý và chính sách y tế tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg.

Tại TP New York, bệnh nhân mà Phillips gặp đã may mắn được điều trị ung thư kịp thời, bất chấp những khủng hoảng an sinh. Nhưng điều này không xảy ra với mọi bệnh nhân - và thực tế là nhiều bệnh nhân vẫn phải gánh hậu quả khi tình trạng khủng hoảng nhà ở vẫn còn phổ biến.

Nguồn: