Theo The Daily Mail, không khí ô nhiễm có thể làm lão hóa phổi sớm 2 năm và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi gây tử vong.

Chất gây ô nhiễm từ khí thải xe hơi và khí thải nhà máy là nguyên nhân gây ra nhiều ca viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng - Ảnh: Shutterstock
Chất gây ô nhiễm từ khí thải xe hơi và khí thải nhà máy là nguyên nhân gây ra nhiều ca viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng - Ảnh: Shutterstock

Chất gây ô nhiễm từ khí thải xe hơi và khí thải nhà máy là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp mắc COPD – một nhóm các tình trạng bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Viêm phế quản mạn tính (đường dẫn khí viêm và hẹp) ngăn không khí thoát khỏi phổi một cách bình thường khi thở ra.

Theo thống kê của Tổ chức phổi Anh, khoảng 1,2 triệu người ở Anh được chẩn đoán mắc COPD, còn theo thống kê của theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, có 16 triệu người Mỹ mắc bệnh COPD, khiến đây là bệnh phổi phổ biến thứ hai sau hen suyễn.

Các nhà khoa học ở Đại học Leicester, Anh, đã kiểm tra xem phơi nhiễm ô nhiễm không khí có liên quan đến thay đổi chức năng phổi hay không khi phân tích nồng độ của các chất gây ô nhiễm trong không khí, bao gồm nitơ dioxide (NO2) và các hạt siêu vi PM10 và PM2.

Chúng xâm nhập vào phổi và máu qua đường mũi. Những dữ liệu này được so sánh với số liệu thống kê về sự lây lan của các bệnh phổi. Hóa ra, những người sống ở khu vực có mức độ ô nhiễm vượt quá 10 microgam PM2,5 trên mét khối có nguy cơ mắc bệnh phổi COPD cao gấp 4 lần so với các nạn nhân của tình trạng hút thuốc lá thụ động.

Người ta ước tính rằng các chất ô nhiễm trung bình rút ngắn tuổi thọ 6 tháng và ngăn phổi của trẻ phát triển đúng cách. Giáo sư Anna Hansell khẳng định đây là một trong những phân tích lớn nhất cho đến nay cho thấy phơi nhiễm ô nhiễm không khí ngoài trời có liên quan trực tiếp đến chức năng phổi suy giảm và tăng tỷ lệ mắc COPD.