Các nhà khoa học tại Viện mắt Moorfields (Anh) và Đại học London đã phát triển một hệ thống machine-learning trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) Deepmind có thể nhận diện hơn 50 bệnh về mắt khác nhau, hỗ trợ thúc đẩy quá trình chẩn đoán và chữa trị.

AI đã có thể chuẩn đoán các bệnh về mắt chính xác như bác sĩ nhãn khoa. Ảnh: The Guardian.

AI đã có thể chuẩn đoán các bệnh về mắt chính xác như bác sĩ nhãn khoa. Ảnh: The Guardian.

Hệ thống có thể nhận diện và yêu cầu chữa trị thêm trên các bệnh nhân mắc hơn 50 chứng bệnh về mắt khác nhau với tỉ lệ chính xác lên tới 94%, ngang ngửa với các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu thế giới.

“Kết quả nghiên cứu với DeepMind thật tuyệt vời và hứa đem lại ánh sáng cho các bệnh nhân”, theo Giáo sư Sir Peng Tee Khaw, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y sinh thuộc Viện mắt Moorfield và Viện Nhãn khoa Đại học London. Hệ thống AI gồm có hai bước nhằm phân tích bản chụp cắt lớp võng mạc (OTC) giống như bác sĩ chẩn đoán và phân loại ưu tiên chữa bệnh theo các cấp độ: khẩn cấp, bán khẩn cấp, theo chu trình và theo dõi.

Đầu tiên, 5 hệ thống machine-learning riêng biết được huấn luyện sử dụng 877 máy scan OCT và tạo một bản đồ hệ thống các máy OCT. Các bản đồ sau đó sẽ tiếp tục được phân tích trên bản đồ lập ừ 14884 bản chụp OCT của 7621 bệnh nhân. Sau khi phân tích, hệ thống sẽ diễn giải bản đồ và đưa ra tư vấn điều trị phù hợp.

Các kết quả tư vấn được tổng hợp lại thành một kết quả chung kèm với phần trăm tỉ lệ tin tưởng. Các bản đồ và các kết quả không rõ ràng sẽ được bác sĩ điều trị xem xét và diễn giải thành kết quả tư vấn cuối cùng.

Hầu hết các hệ thống AI khác sẽ giống như một hộp đen với dữ liệu được đưa vào ở một đầu và xuất ra ở đầu khác mà không có cách kiểm tra quy trình hoạt động đằng sau.

Theo bác sĩ Pearse Keane, bác sĩ tư vấn nhãn khoa (BV mắt Moorfield), số bản chụp cắt lớp võng mạc ngày càng tăng lên với tốc độ nhanh hơn khả năng các chuyên gia có thể diễn giải được. Công nghệ AI mà nhóm nghiên cứu của ông đang phát triển nhằm ưu tiên các bệnh nhân cần được chẩn đoán và chữa trị khẩn cấp. Quy trình chữa bệnh diễn ra càng sớm, cơ hội các bác sĩ cứu chữa được cho bệnh nhân càng cao.

Quy trình tiếp cận vấn đề hai bước đồng thời tăng tính thích ứng của hệ thống với nhiều loại máy OCT cho ra các hình ảnh có tính chất khác nhau. Khi gặp các máy OCT khác nhau, chỉ có hệ thống lập bản đồ là cần điều chỉnh, còn hệ thống tư vấn vấn sẽ giữ nguyên trạng.

Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ đưa hệ thống AI vào thử nghiệm lâm sàng và chờ đợi cấp phép để đưa chúng vào sử dụng chính thức trong các bệnh viện. Nếu được cấp phép, hệ thống sẽ được áp dụng tại tất cả các bệnh viện thuộc hệ thống Moorfields trong vòng năm năm.

Hệ thống chẩn đoán bằng AI hứa hẹn nhiều ứng dụng, bao gồm: hỗ trợ đào tạo bác sỹ khám chữa bệnh, phục vụ các nghiên cứu sâu hơn, tăng số lượng bệnh nhân được chữa trị và mở rộng nguồn tài nguyên của Bộ Y tế Quốc gia Anh.

Nguồn:https://www.theguardian.com/technology/2018/aug/13/new-artificial-intelligence-tool-can-detect-eye-problems-as-well-as-experts