Âm thanh của violin tác động đến xương sườn, trong khi đàn cello và ghita bass được cảm nhận ở phần phía dưới đó một chút. Kèn co thì được cảm nhận trên vai, và tác phẩm độc tấu được cảm nhận ở cổ tay.

Đó là cách mà chuyên gia về âm thanh Patrick Hanlon đã lập trình cho các bộ đồ xúc giác, giúp những người khiếm thính hoặc lãng tai cảm nhận buổi biểu diễn của dàn nhạc.

Hanlon là người đồng sáng lập nhóm "Âm nhạc: Không Bất khả", một phần của tổ chức Các phòng thí nghiệm Không Bất khả, sử dụng công nghệ để làm giảm các rào cản xã hội, trong đó có rào cản đối với người khuyết tật.

Tại một buổi hòa nhạc cổ điển gần đây ở Trung tâm Lincoln, Manhattan, New York, Mỹ, các thính giả đã có cơ hội thử những chiếc áo gi lê kết nối không dây có 24 điểm rung giúp cảm nhận âm nhạc trên sân khấu. Những chiếc áo này tác động vào cơ thể, giúp người mặc chúng có được cảm giác 3D quanh mình qua các xung động.

Các kỹ thuật viên điều khiển bộ đồ xúc giác mang lại 24 điểm rung, truyền âm nhạc phát trên sân khấu tới người mặc. Nguồn: ANGELA WEISS
Các kỹ thuật viên điều khiển bộ đồ xúc giác có 24 điểm rung, truyền âm nhạc phát trên sân khấu tới người mặc. Nguồn: ANGELA WEISS

Các phương pháp trước đây mà những người khiếm thính dùng để thưởng thức các buổi biểu diễn nhạc sống bao gồm đặt tay lên loa hay cầm một quả bóng bay để cảm nhận rung động qua đầu ngón tay. Còn mục đích của những chiếc gi lê cùng với vòng ở cổ tay và cổ chân là để cả cơ thể có thể cảm nhận âm nhạc.

Anh Jay Zimmerman (phải) là cố vấn cho tổ chức. Nguồn: ANGELA WEISS
Anh Jay Zimmerman (phải) là cố vấn cho tổ chức. Nguồn: ANGELA WEISS

Năm 2021, Trung tâm Lincoln bắt đầu kết hợp với nhóm "Âm nhạc: Không Bất khả" trong các buổi biểu diễn hòa nhạc lẫn trong chuỗi hoạt động được yêu thích của họ là vũ trường yên lặng ngoài trời.

Áo gi lê xúc giác gần đây được sử dụng tại buổi hòa nhạc cổ điển ở Trung tâm Lincoln ở New York, nhưng chúng có thể được điều chỉnh để phù hợp với cảm xúc của bất kỳ thể loại âm nhạc nào. Nguồn: ANGELA WEISS
Áo gi lê xúc giác gần đây được sử dụng tại buổi hòa nhạc cổ điển ở Trung tâm Lincoln, New York, nhưng chúng có thể được điều chỉnh để phù hợp với cảm xúc của bất kỳ thể loại âm nhạc nào. Nguồn: ANGELA WEISS

Lần hợp tác gần đây nhất của họ bao gồm 75 chiếc gi lê được dùng trong buổi hòa nhạc ngoài trời thuộc Tuần lễ Nghệ thuật Hàn Quốc. Đây là sự kiện biểu diễn nhạc dân gian Hàn Quốc cũng như bản Concerto số 2 của Mozart.

Trước đó, Mandy Harvey, ca sĩ bị mất thính giác sau một cơn bệnh, đã có thể hòa giọng với nhạc sau khi cảm nhận các rung động mà áo gi lê mang lại. Đó là thời điểm mà nhóm Âm nhạc: Không Bất khả biết rằng họ đã thành công.

Những chiếc gi lê này không bị giới hạn trong bất cứ thể loại âm nhạc nào. Hanlon cho biết những người chơi nhạc có thể điều chỉnh các điểm rung để phù hợp với không khí của buổi biểu diễn, từ nhạc rock đến nhạc disco. Chúng đã được dùng trong các buổi biểu diễn của Greta Van Fleet và Lady Gaga.

Theo Jay Zimmerman, nhà soạn nhạc bị ảnh hưởng thính giác sau vụ khủng bố 11/9/2001, những chiếc gi lê này là một ví dụ về việc công nghệ đang mở ra khả năng giúp trẻ khiếm thính phát triển bộ nhớ thính giác, dù đó không phải là thính giác qua tai mà xuất phát từ những cảm giác khác.

Nguồn: