Một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Nature Geoscience, Mỹ của các nhà khoa học thuộc Đại học Alaska Pacific, Mỹ vừa chỉ ra rằng tuyết đỏ - tạo ra bởi tảo - chính là nguyên nhân khiến băng vùng cực tan nhanh gấp 1/5 lần bình thường.

Hiện tượng tuyết đỏ chưa được coi là một thành tố trong các mô hình thời tiết. Người ta cũng lờ đi mối nguy hiểm của nó trong vấn đề đẩy nhanh tốc độ nóng lên của Trái đất và theo sau là sự dâng cao của mực nước biển.

Tuyết đỏ được phát hiện lần đầu cách đây 200 năm trên tuyến đường biển nối Bắc Đại Tây Dương với Thái Bình Dương thông qua Vòng đai Bắc Cực. Tuy nhiên, tác động của nó lên quá trình Trái đất nóng lên thông qua việc đẩy nhanh tốc độ băng tan thì chỉ mới được phát hiện ra.

Ảnh minh họa.

Theo những thí nghiệm được tiến hành trên vùng băng ở Alaska, tuyết đỏ khiến tốc độ băng tan tăng lên 1/5 lần.

Hiện tượng tuyết đỏ được gây ra bởi một loài tảo có sắc đỏ, sống ở vùng nước ngọt, thích sống ở vùng lạnh, có tên Chlamydomonas nivalis. Do có màu đỏ tối, loài tảo này khiến cho bề mặt các sông băng cũng trở nên tối hơn, từ đó làm giảm khả năng phản xạ của bề mặt, khiến cho tuyết trở nên ấm hơn, từ đó khiến sông băng tan chảy nhanh hơn. Và theo vòng tuần hoàn, khả năng phản xạ ánh sáng kém của bề mặt sông băng lại là điều kiện lý tưởng cho tảo sinh sôi nảy nở.