Các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Kinh vừa đưa ra một quan điểm mới về nguồn gốc sự sống trên Trái Đất.
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Kinh, vào khoảng 650 triệu năm trước, Trái đất gần như nằm trong trạng thái của một quả cầu tuyết giá lạnh khắc nghiệt. Lúc đó chưa có sự sống.
Lớp băng phủ lên bề mặt của Trái đất khi đó dày tới 2km.
Tuy nhiên, cũng vào thời điểm đó, có một vài núi lửa lớn hoạt động mãnh liệt, thải ra một lượng khí carbonic, chất hóa học, khí nhà kính khổng lồ vào tầng khí quyển Trái Đất.
Sự kết hợp của nhiệt độ lạnh, gây ngưng tụ, đã hình thành những trận mưa axit tuôn nước ào ạt xuống Trái Đất.
Với tác động ăn mòn, tan chảy của nước mưa cũng như lượng axit có trong đó mà lớp băng trên Trái Đất dần tan nhanh chóng. Lớp áo băng dần biến mất, từ đó cuộc sống trên Trái đất bắt đầu khởi sinh.
Thông tin này đang nhận được sự quan tâm cũng như các ý kiến tranh luận trái chiều từ phía các nhà khoa hoc quốc tế.
Theo Kiến thức