Nhiệt độ khí hậu trên thế giới đang ngày càng nóng lên. Nếu chúng ta không tìm cách giảm ô nhiễm carbon thì tới cuối thế kỷ này, chúng ta sẽ phải chịu đựng việc nhiệt độ trung bình tăng lên nhanh chóng, đặc biệt ở các thành phố lớn.
Việc dân số tăng nhanh cùng với thực tế là người dân tập trung ở thành phố nhiều gây nên hiện tượng đảo nhiệt đô thị sẽ là những nguyên nhân chính khiến nhiệt độ thành phố cao hơn so với nhiệt độ ở các vùng quê vào khoảng 7,8 độ C.
Hiện nay, 54% dân số thế giới sống ở thành thị và tới năm 2050 dân số thành thị sẽ tăng lên khoảng 2,5 tỷ người. Khi thành thị nóng hơn, các mô hình thời tiết thay đổi và khiến cho hiện tượng nóng cực đoan diễn ra thường xuyên hơn. Điều này là một mối họa lớn với sức khỏe người dân và nền kinh tế.
Nếu không giảm phát thải CO2, tới năm 2100, Hà Nội sẽ có nhiệt độ trung bình tương đương Faisalabad của Pakistan là 37,6 độ C.
Theo LiveScience, Ottawa, Canada có thể sẽ có kiểu khí hậu nhiệt đới của thành phố Belize, Honduras vào năm 2100; thành phố núi Kabul, Afganistan sẽ có nhiệt độ tương đương thành phố ven biển Colombo, Ấn Độ.
Nhiệt độ trung bình trên thế giới sẽ tăng khoảng 4,8 độ C, nhưng do vị trí địa lý, một vài thành phố sẽ tăng nhiệt nhiều hơn. Sofia, Bulgaria sẽ tăng nhiều nhất, khoảng 8,4 độ C cho tới năm 2100. Một số thành phố sẽ có mức tăng nhiệt kinh khủng và ở trạng thái mà loài người chưa từng chứng kiến bao giờ.
Chính vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra bây giờ là phải cắt giảm khí thải carbon để giảm bớt hiệu ứng nhà kính, làm chậm lại quá trình nóng lên của Trái đất.
Sau đây là Top 10 quốc gia có nhiệt độ tăng nhiều nhất tới năm 2100:
Hiền Thảo