Đại dịch chưa có dấu hiệu kết thúc trong khi ngoài các vaccine được cấp phép trong điều kiện khẩn cấp, chúng ta chưa có thuốc điều trị để có thể thiết lập một cuộc sống bình thường trở lại.
Thất bại hoàn toàn với Hydroxychloroquin
Trong đợt chống đại dịch lần này có những đồn đoán về một số loại thuốc đặc trị rất hữu hiệu, nhưng thực tế chúng lại không đem lại kết quả mong muốn. Một ví dụ điển hình là thuốc chống sốt rét Hydroxychloroquin. Lúc đầu một số thí nghiệm cho kết quả đầy hứa hẹn đối với thử nghiệm trên tế bào. Sau đó một số thí nghiệm nhỏ ở người bệnh hoạt chất tỏ ra có hiệu quả. Điều đó làm cho thuốc được đồn thổi là “thuốc tiên”. Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tán dương hết lời loại thuốc này. Tuy nhiên khi làm thí nghiệm trên diện rộng với trên 5000 người tham gia thì kết quả lại hoàn toàn không như mong muốn: Hydroxychloroquin không những không có tác dụng mà có tác động phụ, thậm chí gây chết người.
Số lượng thuốc tại khu điều trị đặc biệt dành cho bệnh nhân corona rất khan hiếm.
Những người thực hiện nghiên cứu về tác động của Hydroxychloroquin với virus corona chủng mới đã tiếp tục chứng minh hỗn hợp thuốc kháng sinh Azithromycin và liệu pháp phối hợp điều trị - HIV Lopinavir/Ritonavir không có tác dụng điều trị. Khi thí nghiệm, hai chất này tỏ ra có nhiều hy vọng. Thuốc chống viêm cochicin cũng cho kết quả tương tự trong thử nghiệm phục hồi. Nhưng trên thực tế thì mọi chuyện không như vậy. Dựa trên đánh giá các dữ liệu thu thập được, người ta xác định thuốc không có tác dụng vì thế không được phép thử nghiệm ở người.
Dexamethason, một đột phá điều trị?
Trong điều trị thực tế, người ta chỉ có một loại thuốc duy nhất có ý nghĩa đột phá: ngay từ tháng 6/2020 các bác sỹ Anh đã nói đến chế phẩm Dexamethason có thể thành công tới 25% đối với bệnh nhân Covid -19 đã rơi vào tình trạng khó thở. Nhờ điều trị thử nghiệm bằng thuốc này mà số bệnh nhân phải thở máy trong làn sóng thứ hai giảm hẳn so với làn sóng thứ nhất.
Trên thực tế thì Dexamethason là thuốc chống viêm, nó cũng có tác dụng chống các bệnh tự miễn nhiễm và đau xương khớp.
Một loại thuốc có nhiều triển vọng là thuốc chữa thấp khớp Tocilizumab, giá khoảng 2000 Euro. Theo nghiên cứu mới nhất loại thuốc này có thể giảm tử vong 14% đối với bệnh nhân Covid-19 đã phải đưa vào điều trị đặc biệt.
Tuy nhiên theo lời khuyên của một số bác sỹ chuyên về chăm sóc đặc biệt của Đức, chúng ta nên thận trọng, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa các loại thuốc đặc trị đắt tiền này trước khi đưa ra sử dụng trên diện rộng trong thực tế.
Thuốc kháng thể có thật sự hiệu quả?
Ở Anh, người ta đã tiến hành thử nghiệm trên quy mô lớn với sự tham gia của trên 18.000 người, do đó thí nghiệm này được coi là thí nghiệm cuối cùng đối với thuốc đặc trị Covid-19 hiện nay. Họ đưa vào thử nghiệm bốn loại thuốc nhưng cho đến nay vẫn chưa thu được kết quả, dù đã tiến hành thử nghiệm trên quy mô lớn với sự tham gia của trên 18.000 người, do đó thí nghiệm này được coi là thí nghiệm cuối cùng đối với thuốc đặc trị Covid-19 hiện nay.
Trong số này có Baricitinib – người ta hy vọng sẽ sớm biết được giá trị thực sự của chất này và Dimethylfumarat, một loại thuốc chống viêm cho đến nay được dùng chủ yếu cho bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng, và thậm chí cả aspirin. Loại thuốc giảm đau đầu này có một số đặc tính mong muốn: nó kiềm chế hệ thống miễn dịch, trong ống nghiệm nó diệt trực tiếp virus và giảm khả năng hình thành các cục máu đông.
Điều này có vẻ phù hợp với người mắc Covid-19. Một trong những đặc điểm tồi tệ nhất của virus là gây rối loạn trong hệ thống đông máu. Những cục máu động gây tắc nghẽn nhiều động mạch quan trọng trong các bộ phận của cơ thể. Do đó hiện nay các bệnh nhân-Covid-19 khi điều trị đều được cho dùng thuốc chống đông máu như Heparin. Theo tiến sĩ Reed Siemieniuk (Hội Y học về bệnh cấp tính), cho đến nay người ta biết rất ít liệu aspirin có tác dụng chống đông máu đối với các bệnh nhân Covid-19 hay không. Một vấn đề nữa cũng chưa được làm rõ là liệu có thể đưa vào sử dụng sớm hơn một số thuốc chống đông máu và có thể tăng liều lượng được không và bao nhiêu. Do đó, trong thời gian tới cần làm rõ những vấn đề này.
Có nhiều hy vọng đối với hai loại thuốc kháng thể của Mỹ. Kháng thể là bản sao protein nhân tạo các tế bào miễn dịch của cơ thể, cùng với chúng những “kẻ đột nhập” như virus sẽ bị tiêu diệt. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dược phẩm đã thành công trong việc lấy kháng thể trong máu bệnh nhân đã được điều trị và khỏi bệnh Covid-19 để tái tạo. “Tuy nhiên cho đến nay, loại thuốc này không đáp ứng được sự mong đợi to lớn mà người ta dành cho nó”, theo đánh giá của Wolf-Dieter Ludwig, Chủ tịch Ủy ban Dược phẩm của ngành y tế Đức. Vấn đề đầu tiên là hiệu lực của thuốc đối với các loại virus đã trải qua đột biến bị giảm. Vấn đề thứ hai là cho đến nay, mọi nỗ lực tìm cách cứu chữa các bệnh nhân nặng ở các giai đoạn sau đều thất bại.
Sau khi bệnh nhân bị lây nhiễm virus một thời gian, thuốc dường như hoạt động tốt. Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng thì hầu như không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho phần lớn người bệnh. Thực tế lại đặt ra một câu hỏi khác là nên dùng thuốc để điều trị cho ai, khi giá cho một liệu trình vào khoảng 2000 euro? Rốt cuộc, cho đến nay rất khó để dự đoán tình trạng lây nhiễm sẽ tiếp tục phát triển như thế nào ở người bệnh.
Tính “hai mặt” của Remdesivir
Một vấn đề tương tự cũng diễn ra đối với tất cả các loại hoạt chất tấn công trực tiếp virus. Lý do là ở giai đoạn cuối lây nhiễm, hoạt động của mầm bệnh đối với tình trạng bệnh chỉ đóng vai trò thứ yếu. Theo thông tin gần đây nhất của ngành dược phẩm, hiện có khoảng trên 200 loại thuốc chống virus đang được phát triển để diệt mầm bệnh corona.
Hiện nay loại thuốc chống virus đang được dùng khá phổ biến trên thế giới là Remdesivir, tại Mỹ người ta đã dùng thuộc này để điều trị cho bệnh nhân Corona đầu tiên. Hoạt chất của doanh nghiệp Gilead Sciences giá lên tới 2400 euro, đâu có rẻ. Bản thân thuốc Remdesivir cũng có một lịch sử đầy biến động. Trong những nghiên cứu đầu tiên, thuốc được cho là có khả năng rút ngắn diễn biến bệnh ở người bệnh được điều trị tại bệnh viện đến vài ngày. Vào đầu năm nay, trong bối cảnh khẩn trương của tình hình nên các cơ quan có trách nhiệm cũng đã cho phép lưu hành loại biệt dược này trong trường hợp khẩn cấp như với vaccine. Vào tháng 10/2020, WHO cũng tỏ ra “rộng lượng” khi công nhận biệt dược này với việc điều trị Covid-19.
Trong lúc người ta hi vọng về một phương thuốc hiệu quả thì bất ngờ là Remdesivir cho kết quả là nó cũng không tác động được bao nhiêu đến số phận của các bệnh nhân. Do đó rốt cuộc thì hiện tại, WHO còn thậm chí ra lời khuyên không dùng biệt dược này. Đa số các bác sỹ chuyên về điều trị đặc biệt của Đức cũng cho rằng loại thuốc này chỉ có tác dụng đối với một số bệnh nhân, và ngay ở các bệnh nhân đó hiệu quả cũng có phần hạn chế.
Nguồn bài và ảnh: welt.de