Vào ngày 8/8, Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus thuộc Liên minh châu Âu chính thức xác nhận tháng 7/2023 là tháng nóng nhất trong lịch sử kể từ khi con người bắt đầu ghi chép số liệu về khí hậu cách đây hơn 140 năm, vượt qua mức kỷ lục trước đó được thiết lập vào tháng 7/2019 là 0,3°C.

Nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu trong các tháng 7 từ năm 1940 đến năm 2023: Màu xanh lam biểu thị năm mát hơn trung bình, trong khi sắc đỏ biểu thị năm ấm hơn trung bình - Nguồn: climate.copernicus.eu
Nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu trong các tháng 7 từ năm 1940 đến năm 2023: Màu xanh lam biểu thị năm mát hơn trung bình, trong khi sắc đỏ biểu thị năm ấm hơn trung bình - Nguồn: climate.copernicus.eu

Nhiệt độ trung bình trong tháng 7 ấm hơn khoảng 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp từ năm 1850 đến năm 1900.

“Kỷ lục nhiệt độ liên tiếp bị phá vỡ là một phần của xu hướng tăng mạnh nhiệt độ toàn cầu. Khí thải nhà kính do con người tạo ra là động lực chính cho sự gia tăng nhiệt độ này”, Carlo Buontempo, Giám đốc Cơ quanBiến đổi Khí hậu Copernicus, cho biết.

Nhiệt độ cao vẫn kéo dài đến tuần đầu tiên của tháng 8, bao gồm các khu vực ở phía Tây Nam nước Mỹ, Mexico, Nam Âu, Trung Quốc, Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, với mức nhiệt tăng vọt trên 50°C ở một số nơi.

Hiện tượng El Nino đang xảy ra có thể kéo dài nhiệt độ khắc nghiệt trong những tháng tới, làm tăng khả năng phá vỡ nhiều kỷ lục về nhiệt độ hơn nữa.