Tế bào người phải trải qua một quá trình gọi là tự thực để loại bỏ những phân tử không cần thiết, già nua hoặc hỏng hóc khỏi cơ thể.
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Y học Sanford Burnham Prebys ở California, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu những con sâu trong suốt C.elegans để tìm hiểu về mối liên hệ giữa hiện tượng tự thực và stress.
Sở dĩ sâu C.elegans được lựa chọn là bởi chúng hoàn toàn trong suốt nên có thể dễ dàng quan sát những quá trình diễn ra trong cơ thể. Ngoài ra, hầu hết gene và phân tử chỉ đường có những chức năng giống như ở người.
Các nhà khoa học chia sâu làm 2 nhóm để tiến hành thí nghiệm. Nhóm đầu tiên được để tự thực tự nhiên, trong khi nhóm còn lại bị các nhà khoa học sử dụng biện pháp sinh học để phá bỏ khả năng tự thực.
Sau đó, họ đưa 2 nhóm sâu này vào trong lồng ấp 36 độ C, cao hơn so với nhiệt độ thường trong phòng thí nghiệm , khoảng 1 giờ. Hơi nóng ở lò hấp đã tạo cho lũ sâu một áp lực tương đối. Các nhà khoa học quan sát thấy sau khi vào lồng ấp, sâu ở nhóm 1 tự thực nhiều hơn.
Vài ngày sau, họ đưa cả 2 nhóm sâu tham gia vào một thí nghiệm sốc nhiệt dài hơn và nhận thấy nhóm sâu bị vô hiệu khả năng tự thực đã không sử dụng được lợi ích từ lần đầu tiên, trong khi nhóm sâu ở nhóm 1 lại tận dụng được điều đó.
Ở thí nghiệm thứ 2, các nhà nghiên cứu khiến nhóm sâu bị bệnh Huntingson – loại bệnh rối loạn chết người, gây ra bởi các protein trong não dính vào với nhau khi bệnh nhân già đi. Họ nhận thấy, cú sốc nhiệt ban đầu đã giúp các chú sâu đối mặt được với triệu chứng bệnh Huntingson khi về già.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sức ép về sức nóng có thể giúp hạn chế được sự tập trung của protein. Phát hiện này mở ra một hướng đi mới trong nghiên cứu điều trị các bệnh thoái hóa tế bào não như bệnh Huntingson, Alzheimer và Parkinson.
Nghiên cứu này cũng làm dấy lên nhiều câu hỏi cần câu trả lời: tế bào có trí nhớ hay không? Liệu chúng ta có nên đi tắm sauna…