Mặc dù Bắc Mỹ hiện vẫn đang có một quần thể chim rất lớn và phong phú, song không ít người cảm thấy lo lắng, bởi kể từ năm 1970, số lượng của chúng đã giảm đi khoảng 29%.

Một nhóm nghiên cứu tại Mỹ và Canada, dẫn dầu bởi nhà bảo tồn sinh vật Kenneth V. Rosenberg của Đại học Cornell, đã đối chiếu dữ liệu trong vòng 48 năm trở lại đây tại các trạm quan trắc chim trên mặt đất để đưa ra kết luận rằng: đối với 529 loài chim phổ biến nhất, cả hai nước đã mất khoảng 2,9 tỷ con. Các tác giả sau đó đã công bố một bài báo trên tạp chí Science danh tiếng.

Mặc dù vẫn rất phổ biến, nhưng số lượng chim sẻ ở Bắc Mỹ đã sụt giảm nhiều trong vài thập niên qua. Ảnh: YAYImages/Depositphotos.

Mặc dù vẫn rất phổ biến, nhưng số lượng chim sẻ ở Bắc Mỹ đã sụt giảm nhiều trong vài thập niên qua. Ảnh: YAYImages/Depositphotos.

Hơn 90% tổn thất xảy ra đối với 12 họ chim, bao gồm cả những loài biết hót như chích chòe và chim sẻ. Tuy nhiên một số quần thể khác như waterfowl (bầy chim săn có thể bơi dưới nước) và raptor (chim săn mồi) lại chứng kiến sự gia tăng về số lượng – đó có thể là kết quả của những nỗ lực bảo tồn mà nghiên cứu gợi ý cần mở rộng ra đối với các loài đang ở vào tình trạng không được tốt.

Bên cạnh đó, nhóm cũng phân tích dữ liệu của mạng radar NEXRAD chuyên phát hiện các đàn chim di trú trên toàn lục địa Bắc Mỹ, từ đó thấy rằng: “trao đổi sinh khối của các loài chim di cư đã trải qua một sự sụt giảm mạnh tương tự trong vòng 10 năm trở lại, đặc biệt tại miền Đông Hoa Kỳ.”

“Sự tuyệt chủng của nhiều loài chim có khả năng dẫn tới cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học trên toàn cầu, nhưng thành phần và chức năng của hệ sinh thái cũng sẽ bị biến đổi trước tiên”, nhóm nghiên cứu tuyên bố. Vì thế, trước những biến đổi nhanh chóng của môi trường toàn cầu như hiện nay, việc lượng hóa sự thay đổi đó, bao gồm cả sự phong phú của các loài là điều cần thiết – các tác giả kết luận.

Nguồn: