Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khảo cổ, sa mạc Sahara với những đụn cát lớn như hiện nay trước kia là một vùng đất xanh tươi rộng lớn, với rất nhiều hồ nước.
David Wright đã tìm thấy được dấu hiệu của những con sông cổ và vết tích của cây cối cũng như loài vật, gợi nhớ về quá khứ xanh tươi của khu vực, dưới lớp cát ở hoang mạc Sahara .
Các nhà khoa học cho rằng trong khoảng thời gian gần 10.000 năm của giai đoạn được gọi là “Thời kỳ ẩm ướt châu Phi” – gây ra bởi ảnh hưởng của gió mùa – chỉ là một chu kỳ của giai đoạn ẩm ướt cách đây 9 triệu năm và theo một số giả thuyết hiện đại thì nó chỉ kết thúc khi quỹ đạo Trái đất thay đổi.
Tuy nhiên, nhà khoa học David Wright tới từ Đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc không đồng tình với giả thuyết này. Ông cho rằng: “Ở Đông Á, từ rất lâu đã tồn tại những giải thuyết về việc cư dân thời kỳ đồ đá đã thay đổi vùng đất này khủng khiếp tới mức gió mùa đã không còn hiện diện ở đây”.
Theo nhà khoa học Jessica Tierney, Đại học Arizona, Mỹ - một nhà khí hậu cổ, người tìm cách đo đạc lượng nước mưa trong thời kỳ “Sahara xanh” bằng cách phân tích các khoáng chất hải dương tìm thấy trên bờ biển Tây Phi thì cách đây 11.000 năm, khí hậu ở Sahara ẩm ướt hơn hiện nay gấp 10 lần.
Đây cũng là thời kỳ con người nhập cư tới vùng đất này, mang theo nền văn minh nông nghiệp.
Tuy nhiên, cách đây 8.00 năm, và kéo dài tới khoảng 1.000 năm, hhieenj tượng gió mùa trở nên yếu dần. “Có vẻ như thời tiết khô hạn kéo dài tới 1.000 năm chính là nguyên nhân khiến con người rời đi” – Tierney cho hay.
“Điều thú vị là những người quay trở lại vùng đất này sau thời kỳ khô hạn lại có cách canh tác khác – họ nuôi gia súc. Thời kỳ thời tiết khô hạn đã hình thành nên 2 nền văn hóa khác biệt. Những thông tin có được của chúng tôi đã chỉ ra rằng điều kiện thời tiết dẫn tới sự thay đổi về vị trí cư trú và phong cách sống ở khu vực phía tây Sahara. Chính vì tác động của cư dân trồng lúa đã dẫn tới sự thay đổi khí hậu từ ẩm tới khô” – Wright nói.
Nghiên cứu của Wright có bao gồm những chứng cứ khảo cổ về dấu hiệu của những đồng cỏ xanh trong khu vực Sahara và có sự liên kết với độ phủ của thảm thực vật cổ.
Giả thuyết được đưa ra theo nghiên cứu này sẽ là: một cộng đồng người phát triển mạnh, họ cải tạo vùng đất mình sinh sống để trồng trọt và sinh hoạt, dẫn tới sự thay thế thảm thực vật bao phủ bằng những loài gây hại cho đất.
Khi ánh sáng phản xạ từ vùng đất sáng màu, nó làm ấm không khí, gây ra sự thay đổi trong điều kiện khí hậu, và dẫn tới lượng mưa do gió mùa gây ra bị giảm sút, khiến thảm thực vật sống dựa vào lượng mưa dần biến mất, để lại những cây có khả năng sống được ở hoang mạc.
Tuy là một giả thuyết khá hay, nhưng để được công nhận và khiến những cuốn sách giáo khoa được viết lại, Wright cần tìm thêm nhiều bằng chứng khác có tính thuyết phục cao hơn.