Một trong những thách thức trong điều trị ung thư là ngăn không cho nó di căn sang các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Tế bào ung thư (màu vàng). Ảnh: Juan Gaertner.
Tế bào ung thư (màu vàng). Ảnh: Juan Gaertner.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên Kỷ yếucủaViện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ(PNAS) vào cuối tháng 7, các nhà khoa học tại Trường Y khoa Keck thuộc Đại học Nam California (Mỹ)đã phát hiện cơ chế giúp tế bào ung thư lây lan, tạo tiền đề cho các phương pháp mới nhằm ngăn chặn quá trình di căn xảy ra.

Phát hiện của nhóm nghiên cứu liên quan đến một proteingọi là GRP78 [hoặc protein chaperone]. Protein nàycó chức năng “cuộn gấp” hoặc “duỗi mở” các protein lớn hơn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng sinh học của chúng.

Các tế bào ung thư có thể chiếm quyền điều khiển GRP78, sử dụng protein này để lan rộng nhanh hơn trong cơ thể và kháng lại các loại thuốc điều trị.

Thông thường, GRP78 xuất hiện trong phần lưới nội chất của tế bào, nhưng nghiên cứu này cho thấy nó có khả năng di chuyển đến nhân và thay đổi hành vi của tế bào.

Một khám phá quan trọng khác là cách protein GRP78 liên kết hoặc tương tác với một loại protein khác trong tế bào mang tên ID2. Có vẻ như GRP78 ngăn ID2 thực hiện công việc thông thường của nó, đó là hạn chế hoạt động của các gene liên quan đến ung thư, bao gồm gene EGFR.

“Việc nhìn thấy protein GRP78 trong nhân tế bào, tham gia kiểm soát biểu hiện gene là một điều hoàn toàn bất ngờ. Khi nói đến cơ chế lây lan của tế bào ung thư, đây là một điều mới lạ mà theo hiểu biết của tôi, chưa ai từng quan sát thấy trước đây”, Amy Lee, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.