Qua thực tế áp dụng cấy hiệu ứng hàng biên từ năm 2014, chúng tôi cho rằng đây là một phương pháp đột phá về khoa học.


Với giống J02, theo kỹ thuật cũ, chúng tôi thường cấy khoảng 45 khóm/m2, nay chỉ cấy 12-16 khóm/m2, tiết kiệm rõ rệt về giống, công gieo, công cấy, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật nên không những giảm chi phí mà còn giúp bảo vệ môi trường đất, trong khi sản lượng tăng 15-20%.

Từ năm 2012, nông dân HTX Cộng Hiền đã bắt đầu dùng máy cấy của Nhật Bản. Với phương pháp cấy máy, khoảng cách giữa các hàng sông đều là 30cm. So sánh hai phương pháp sau khi hạch toán mọi chi phí, chúng tôi nhận thấy cấy hiệu ứng hàng biên hiệu quả hơn cấy máy từ 6-7%, bởi cấy máy phải đầu tư lớn về thiết bị, lại không tận dụng được công lao động nhàn rỗi của nông dân.

Mặt khác, máy cấy không vào được các chân ruộng trũng, trong khi cấy hàng biên có thể áp dụng cho tất cả các giống lúa ở cả chân ruộng trũng và chân ruộng cao.