Mưa sao băng hay nguyệt thực là các sự kiện thiên văn trong năm 2017 mà người Việt có thể quan sát.

Mưa sao băng Quadrantids

Ngay từ đầu năm, người Việt sẽ được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng với khoảng 40 vệt/giờ vào lúc cực điểm. Thời gian diễn ra hiện tượng này là từ 28/12 đến 12/1. Thời điểm quan sát tốt thường là sau nửa đêm mùng 3 đến rạng sáng 4/1, khi đó người xem hướng về trời đông - đông bắc.

nhung-hien-tuong-thien-van-viet-nam-co-the-quan-sat-nam-2017

Vùng trời chứa chòm sao tâm điểm của trận mưa sao Quadrantids. Ảnh: NASA/Stardex/HAAC.

Mưa sao băng Quadrantids diễn ra khi Trái đất trên quỹ đạo của nó đi ngang qua vùng đá bụi vật chất để lại bởi tiểu hành tinh 2003 EH1 (được quan sát lần đầu năm 1825, theo NASA).

Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tốidiễn ra khi mặt trăng đi qua vùng nửa tối tạo ra bởi Trái đất. Quá trình này, mặt trăng sẽ tối dần chứ không tối hẳn. Việt Nam có thể quan sát một phần giai đoạn đầu của hiện tượng vào sáng sớm ngày 11/2. Trong khi đó, các nước ở bờ đông châu Mỹ, toàn bộ châu Âu, châu Phi, tây Á có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn.

nh minh hoạ vùng bóng tối (Umbra) và nửa tối (Penumbra) tạo bởi bóng trái đất và thời điểm diễn ra nguyệt thực nửa tối (theo quỹ đạo 1). Ảnh: crab0.astr.nthu.edu.tw.

Minh hoạ vùng bóng tối (Umbra) và nửa tối (Penumbra) tạo bởi bóng trái đất và thời điểm diễn ra nguyệt thực nửa tối (theo quỹ đạo 1). Ảnh: crab0.astr.nthu.edu.tw.

Khác với nguyệt thực toàn phần hay một phần- bề mặt của mặt trăng sẽ tối sẫm toàn bộ hay một phần, nguyệt thực nửa tối khó nhận biết hơn vì trăng chỉ tối hơn một chút so với các ngày rằm thông thường. Thay vì sáng rõ, trăng sẽ có màu nhạt hơn giống như bị một lớp mây mỏng che phủ.

Mưa sao băng Lyrids

Với khoảng 20 vệt sao băng một giờ ở cực điểm, Lyrids được đánh giá là trận mưa sao băng có mật độ trung bình. Chúng thường xuất hiện hàng năm từ 16 đến 25/4. Tại Việt Nam thời điểm quan sát tốt nhất là đêm 22, rạng 23/4.

Người xem có thể quan sát bằng cách nhìn lên bầu trời phía đông, nơi chòm sao Lyra (thiên cầm) - trung tâm của trận mưa sao băng mọc khá cao.

Chòm sao Lyra, trung tâm trận mưa sao băng. Ảnh: Greg Smye-Rumsby/astronomynow.

Chòm sao Lyra, trung tâm trận mưa sao băng. Ảnh: Greg Smye-Rumsby/astronomynow.

Mưa sao băng Eta Aquarid

Cũng như Lyrids, Eta Aquarid là trận mưa sao băng có mật độ trung bình, khoảng 60 vệt/giờ. Nó diễn ra hàng năm từ ngày 19/4 đến 28/5, và năm 2017 nó sẽ đạt cực điểm vào đêm 6, rạng 7/5. Khu vực quan sát tốt là Nam bán cầu. Việt Nam thuộc Bắc bán cầu nên khả năng chỉ có thể thấy nhiều nhất 30 vệt/giờ. Khi quan sát người xem cần hướng mắt về chòm sao Aquarius (Bảo Bình) lên cao từ chân trời đông.

Mưa sao băng Eta Aquariids có nguồn gốc từ ngôi sao chổi nổi tiếng 1P/Halley.

hòm Aquarius (Bảo Bình) chứa tâm điểm của trận mưa sao băng Eta Aquariids. Đồ họa: Earthsky.org

Chòm Aquarius (Bảo Bình) chứa tâm điểm của trận mưa sao băng Eta Aquariids. Đồ họa: Earthsky.org.

Mưa sao băng Delta Aquarid

Delta Aquarids diễn ra hàng năm từ 12/7 đến 23/8. Tại Việt Nam, cực điểm của trận mưa sao băng là đêm 28 , rạng 29/7.Người xem có thể hướng về phía nam nơi có chòm sao Aquarius (Bảo Bình) - tâm điểm của trận mưa sao băng, gần một trong những ngôi sao sáng nhất của chòm là Delta.

Người xem nên hướng về tâm điểm của trận mưa sao băng là chòm sao Aquarius. Ảnh: Universetoday.

Người xem nên hướng về tâm điểm của trận mưa sao băng là chòm sao Aquarius. Ảnh: Universetoday.

Đây là trận mưa sao băng trung bình với mật độ cực điểm từ 15 đến 20 sao băng mỗi giờ trong điều kiện quan sát tối ưu.Mưa sao băng Delta Aquariids bắt nguồn từ những mảnh vụn đá bụi để lại bởi sao chổi 96P Machholz trên quỹ đạo của nó quanh mặt trời, do nhà thiên văn Donald Machholz phát hiện năm 1986.

Nguyệt thực một phần

Khi diễn ra hiện tượng này, người xem sẽ thấy trăng tròn bị che khuất một vùng nhỏ ở rìa và một phần bề mặt mặt trăng tối hơn bình thường do đi vào vùng nửa tối tạo ra bởi bóng của trái đất trong không gian.

Nguyệt thực một phần. Ảnh minh họa: Gianluca Masi/Sapce

Nguyệt thực một phần. Ảnh minh họa: Gianluca Masi/Sapce.

Theo các chuyên gia, đây là hiện tượng thiên văn hấp dẫn nhất năm 2017, bởi Việt Nam có thể quan sát trọn vẹn nó vào ngày 7/8. Các chuyên gia thiên văn khuyên, người quan sát chỉ cần dùng mắt thường mà không phải dụng cụ hỗ trợ nào để xem nguyệt thực.

Dù năm 2017 được dự đoán không bùng nổ như 2016, nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm. Cực điểm của nó diễn ra vào đêm 12, rạng sáng 13/8, trong điều kiện lý tưởng nó có thể lên đến 150 vệt/giờ.

mưa sao băng Perseid d

Hình ảnh mưa sao băng Perseid năm 2016. Ảnh: Sapce.

Người xem ở Việt Nam nên hướng về phía đông bầu trời, tìm chòm sao Perseus chứa tâm điểm của trận mưa sao băng lên cao. Chỉ cần bằng mắt thường người quan sát sẽ thấy sao băng mà không cần ống nhòm, kính thiên văn hay bất cứ dụng cụ nào.

Sao băng Perseids là hiện tượng diễn ra vào tháng 8 hàng năm, nó là mảnh vụn còn sót lại khi sao chổi 109P/ Swift-Tuttle tiến về phía mặt trời.