Phút cuối cùng của năm 2016 sẽ có thêm một giây so với các phút còn lại của năm, có nghĩa phút cuối cùng sẽ có 61 giây thay vì 60 giây như thông thường.
Theo các nhà khoa học, phút cuối cùng của ngày 31/12 tới đây sẽ có 61 giây, trong đó 1 giây được sử dụng để bù đắp cho sự chuyển động của Trái đất. Cụ thể, hành tin chúng ta mất 86.400 giây để hoàn thành một vòng quay 360 độ. Tuy nhiên, do vấn đề lắc lư trên trục và bị ảnh hưởng bởi sức hút của Mặt trăng, Mặt trời và thủy triều mà vòng quay bị ‘trễ’ mất 1 giây so với Thời gian Nguyên tử Quốc tế (TAI), vốn dùng nhịp đập của nguyên tử để đo thời gian với độ chính xác trên đơn vị vài nghìn tỷ phần giây.
|
Sự bù đắp thêm 1 giây nhằm đảm bảo tạo sự cân bằng với vòng quay của Trái đất. |
Hiện tượng này được gọi là ‘bước nhảy vọt thứ hai’. Giây bổ sung được thêm vào nửa đêm của ngày 30 hoặc 31 tháng 12 của một năm nhất định, tùy thuộc vào có hay không các điều chỉnh cần thiết. Bước nhảy vọt thứ hai gần đây nhất diễn ra vào tháng 6/2015, và gần nhất trước đó là tháng 6/2012.
Việc điều chỉnh giờ bắt đầu từ năm 1972. Trước đó, thời gian được đo bằng vị trí của Mặt trời hoặc các ngôi sao có liên quan tới Trái đất, được thể hiện bằng giờ GMT hoặc UT1. Đôi khi việc điều chỉnh được thực hiện một cách liên tiếp, như từ 1992 đến 1995, nhưng cũng có những giai đoạn thời gian không cần điều chỉnh, như từ 1999 đến cuối 2005.
Như vậy, có thể hiểu rằng việc thỉnh thoảng chúng ta phải bổ sung giây thứ 61 để giúp cân bằng mọi thứ, nơi Trái đất quay hoàn tất một vòng hơi chậm hơn qua mỗi năm. Việc thêm giây thứ 61 sẽ được diễn ra vào đúng thời điểm cuối cùng. Cụ thể, thay vì chuyển đổi từ 23:59:59 sang 00:00:00, đồng hồ sẽ chuyển đổi từ 23:59:60 sang 00:00:00.
Theo Nguoiduatin