Những hiểm họa này tồn tại ngay trong hệ Mặt trời quen thuộc của chúng ta và nếu xảy ra chúng đều có khả năng hủy diệt Trái đất.
Đám mây vũ trụ, siêu bão Mặt Trời, sự va chạm của các hành tinh hay sự phá hủy của Mặt Trăng là những mối hiểm họa có thể đe dọa đến sự sống trên Trái Đất.
Đám mây vũ trụ
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hệ Mặt Trời có thể sẽ đụng độ phải một đám mây vũ trụ chết người với vô số hạt bụi li ti sẽ quét sạch sự sống trên Trái Đất.
|
Đây là mối đe dọa gần nhất đối với đến Hệ Mặt Trời và sự sống trên Trái Đất. |
Khi đám mây đầy bụi và khí gas xâm nhập vào hệ mặt trời, sức mạnh của nó nằm ở mật độ đất bụi giày đặc của nó.
Khi đám mây vũ trụ bao phủ Trái Đất, đất bụi và khí gas sẽ xâm nhập vào khí quyển, làm giảm lượng oxy và đồng thời tia vũ trụ đến từ Mặt trời sẽ bao phủ Trái đất và đe dọa sự sống khắp hành tinh.
Theo các nhà khoa học, đây là mối đe dọa gần nhất đến Trái đất. Đám mây vũ trụ này chỉ cách chúng ta 4 năm ánh sáng, tức khoảng một vài thiên niên kỷ nữa.
Siêu bão Mặt Trời
Vào ngày 1/9/1859, nhà thiên văn học Richard Carrington phát hiện cơn siêu bão Mặt Trời lớn nhất trong lịch sử và sau này được gọi là sự kiện Carrington.
|
Sự kiện Carrington có thể lặp lại và đe dọa đến Trái Đất. |
Năm 1859, cơn bão Mặt Trời lớn đốt cháy hệ thống dây điện báo trên khắp châu Âu và Mỹ. Khiến 2/3 bầu trời Trái Đất chìm trong cực quang đỏ sẫm chỉ sau một đêm, đồng thời làm tê liệt toàn bộ hệ thống định vị và liên lạc trên toàn cầu.
Những cơn bão từ Mặt Trời khác cũng đã và đang được các nhà khoa học quan sát trong những thập kỷ gần đây.
Các nhà khoa học cho rằng, sự kiện Carrington có thể lặp lại bất cứ lúc nào và có thể sẽ đe dọa đến Trái Đất.
Sự va chạm giữa các hành tinh
Các nhà khoa học nhận thấy rằng quỹ đạo của các hành tinh ngày càng không ổn định và thậm chí còn trở nên bất thường sau một thời gian.
|
Trong vài tỉ năm tới, có thể các hành tinh trong hệ Mặt Trời sẽ va chạm vào nhau. |
Do đó, họ cho rằng trong vài tỉ năm tới, có thể các hành tinh trong hệ Mặt Trời sẽ va chạm vào nhau.
Quỹ đạo của sao Thủy có thể sẽ bị nới rộng ra và dẫn đến sự va chạm với sao Kim. Sự đụng độ này sẽ khiến sao Thủy bay vào Mặt Trời hoặc va chạm với Trái Đất.
Ngoài ra, sao Thủy sẽ bị lực hấp dẫn của sao Mộc chi phối khi chúng đến gần nhau và khiến sao Thủy bị đảo lộn quỹ đạo.
Mặt khác, hành tinh đỏ sẽ trở thành một mối họa đe dọa đối với Trái Đất do khi đến gần Trái đất, sao Hỏa có thể đảo lộn quỹ đạo của sao Kim và khiến nó va vào hành tinh của chúng ta.
Cái chết của mặt trăng Phobos thuộc sao Hỏa
Nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng sao Hỏa có thể sẽ tự giết chết các vệ tinh tự nhiên bao quanh nó.
Sao Hỏa có hai tiểu vệ tinh, Phobos và Deimos. Phobos có đường kính hơn 22 km và Deimos có đường kính hơn 12 km. Mỗi thế kỷ trôi qua, quỹ đạo của Phobos lại thu nhỏ và tiến gần đến sao Hỏa 2 m.
|
Mỗi thế kỷ trôi qua, quỹ đạo của Phobos lại thu nhỏ và tiến gần đến sao Hỏa 2 m. |
Theo tính toán, khoảng 40 triệu năm sau, Phobos sẽ bị sao Hỏa tiêu diệt và Hành tinh đỏ sẽ chỉ có một vệ tinh bao quanh là Deimos.
Sau một vài triệu năm tới, các mảnh vụn của vụn nứt vỡ sẽ nhanh chóng hợp thành vành đai bụi đá với mật độ tương tự vành đai sao Thổ.
Đặc biệt, Phobos không phải là một tiểu vệ tinh tự nhiên thông thường mà nó thuộc nhóm hành tinh tự phá hủy do di chuyển gần đến các vệ tinh tự nhiên khác.
Phobos là một vệ tinh duy nhất còn sót lại trong nhóm vệ tinh tự nhiên tự hủy này. Theo các nhà khoa học, cái chết của Phobos là một trong số những cơ hội cuối cùng để chứng kiến mặt trăng tự diệt.
Sự phá hủy của Mặt Trăng
Theo dự đoán, Mặt Trăng sẽ không còn quay quanh Trái Đất trong 5 tỉ năm nữa.Không giống với Phobos, nguyên nhân dẫn đến sự phá hủy của Mặt Trăng trong tương lai không phải là Trái Đất mà do Mặt Trời.
|
Khi bước vào giai đoạn sao đỏ lớn, Mặt Trời sẽ trở thành nguyên nhân dẫn sự phá hủy của Mặt Trăng. |
Mặc dù hiện tại Mặt trời đang trong trạng thái ổn định, tuy nhiên, khi Mặt trời sẽ bước sang giai đoạn sao đỏ lớn, tức là khi nhiệt độ bề mặt Mặt trời thấp hơn hiện tại nhưng độ sáng lại chói gấp hàng chục lần, nó sẽ phá hủy Mặt trăng.
Hiện tại, Mặt trăng đang đang tiến xa Trái đất khoảng 4 cm/năm. Nhưng khi Mặt trời bước vào giai đoạn sao đỏ lớn, nó sẽ đẩy Mặt trăng đến gần Trái đất và khiến Mặt Trăng bị phá hủy.