Khách đi bộ và leo núi đang được cảnh báo không đến gần ngọn núi lửa đang hoạt động mang tên “Núi Diệt Vong” từng xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng “Chúa tể của những chiếc nhẫn”.

Núi Ruapehu nằm trong công viên quốc gia Tongariro thuộc New Zealand đã được nâng lên mức báo động cao. Nhà nghiên cứu núi lửa đã cảnh báo hiện tượng hoạt động địa chấn cao có thể làm cho núi lửa phun trào.

Những khách du lịch ưa thích mạo hiểm và người dân địa phương hứng thú với việc khám phá những địa hình núi lởm chởm mà Frodo đã đi qua để tiêu diệt chiếc nhẫn thần thoại, họ có thể phải chờ đợi khá lâu.

Đã 6 năm kể từ khi ngọn núi lửa được sử dụng để quay một số phân cảnh trong bộ ba tác phẩm sử thi tưởng tượng về dịp núi lửa phun trào lần cuối cùng. Nhưng các chuyên gia tin rằng con số này có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Nhiệt độ tại hồ miệng núi lửa đã tăng gấp đôi trong vài tuần qua, từ 25 độ lên 45 độ C cùng với sự gia tăng lượng của cả khí cacbon điôxit và sunphua điôxit.
Nhiệt độ tại hồ miệng núi lửa đã tăng gấp đôi trong vài tuần qua, từ 25 độ lên 45 độ C cùng với sự gia tăng lượng của cả khí cacbon điôxit và sunphua điôxit.

Nhà nghiên cứu núi lửa Geoff Kilgour đã phát biểu “Những dữ liệu hiện này cho thấy tình trạng bất ổn hơn của núi lửa. Sản lượng khí tăng cùng với dòng nhiệt lượng cao và sự chấn động núi lửa cao nhắm đến sự hoạt động trở lại rất cao”.

Sau khi quan sát các điều kiện núi lửa, Viện khoa học GNS đã phát hành thông báo về núi lửa vào buổi sáng thứ Tư, cảnh báo mọi người tránh xa khu này trong vòng hai kilômet của Hồ Crater.

“Chúng tôi khuyên những người leo núi, những khách bộ hành và những người đi bộ không đi vào khu vực này”, quản lý điều hành DOC cho Tongariro nói.

Tiến sĩ Harry Keys, cố vấn kỹ thuật cho Cục bảo tồn đã cảnh báo người dân tránh xa “lahar” – một vụ nổ khủng khiếp bao gồm hỗn hợp các mảnh vụn đá và nước.

Lahars là một hỗn hợp bùn của vật liệu núi lửa và nước với mật độ dày như bê tông. Lahars cực kì nguy hiểm và thường chảy dọc theo thung lũng sông, di chuyển với tốc độ 100km/giờ và có xu hướng phá hủy mọi thứ trên con đường đi của nó.

Tất cả những điều này không có nghĩa là núi lửa chắc chắn sẽ phun trào – hồ miệng núi lửa trải qua rất nhiều những chu kì làm nóng và làm lạnh tự nhiên. Kể từ 2010, tám trong số các chu kì đã được ghi nhận và không chu kì nào làm núi lửa phun trào (3 lần cảnh báo mức độ 2 đã được ban hành trong thời điểm đó).

“Một trong những yếu tố chung của hồ miệng núi lửa là nó nóng lên và nguội đi. Thông thường, những chu kì này kéo dài từ 9 đến 14 tháng. Khi có tình trạng bất ổn xảy ra mà không làm núi lửa phun trào, nó sẽ sớm quay về trạng thái yên tĩnh hơn”. Nhà nghiên cứu núi lửa Brad Scott từ GNS phát biểu.

Nhưng sự kết hợp của khí, các hoạt động địa chấn cùng với việc gia tăng nhiệt độ là đủ để người dân cần giữ một khoảng cách an toàn từ miệng núi lửa.