Những kiệt tác của danh họa Leonardo Da Vinci có thể giúp vén màn bí ẩn về hầm mộ của ông.


 Kiệt tác "Sự tôn thờ của Magi" rất nổi tiếng của Da Vinci.
Kiệt tác "Sự tôn thờ của Magi" rất nổi tiếng của Da Vinci.

DNA từ những bức tranh của Leonardo da Vinci có thể được sử dụng để nhằm tái tạo khuôn mặt của ông bằng kỹ thuật số và xác nhận chính xác nơi ông được chôn cất sau khi ông qua đời vào năm 1519.

Các chuyên gia của Viện Craig Venter J. ở California, Mỹ, nơi tiên phong trong lĩnh vực phân tích bộ gen người đang cố gắng để phục hồi tóc và vảy của da từ bên trong bức tranh nổi tiếng bằng phần mềm trên máy tính xách tay của họ.

Và họ có thể sử dụng chúng để “xây dựng” lên khuôn mặt thật sự của nghệ sỹ thiên tài người Ý.

Các chuyên gia hàng đầu lên kế hoạch để sử dụng kỹ thuật phân tích di truyền tiên tiến để xác định mắt và màu tóc, cũng như hình dạng khuôn mặt và màu da của Leonardo Da Vinci.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu tin rằng họ cũng có thể khám phá ra những manh mối về lối sống của Leonardo Da Vinci và trạng thái sức khỏe trong suốt cuộc đời của ông.

Nghiên cứu này sẽ giúp tìm ra khuôn mặt thật sự và hầm mộ nới danh họa Da Vinci yên nghỉ.
Nghiên cứu này sẽ giúp tìm ra khuôn mặt thật sự và hầm mộ nới danh họa Da Vinci yên nghỉ.

Ông Jesse Ausubel, Phó chủ tịch quỹ Richard Lounsbery, tài trợ chính cho dự án săn tìmDNAcủa Da Vinci tiết lộ:“Bên cạnh cọ vẽ, danh họa người Ý còn sử dụng cả ngón tay của ông để bôi màu. Do vậy, rất có thể các tế bào biểu bì của ông được pha trộn và sót lại trên lớp màu bám trên tranh.”

Các nhà nghiên cứu tìm thấy DNA của Leonardo trên bất kỳ bức tranh nổi tiếng nào của ông, họ sẽ lập tức đem so sánh với những mãu gen di truyền được lấy từ những “hậu duệ” hiện còn đang sống của ông để xác thực xemDNAđó có phải của danh họa thiên tài người Ý hay không.

Ngoài ra, các chuyên gia còn đem so sánh mẫuDNAđược tìm thấy vớiDNAthu hồi được từ ngôi mộ của cha mẹ ông.

Đặc biệt, hình dáng hộp sọ của cha mẹ Da Vinci cũng giúp ích rất nhiều trong việc khôi phục và tái tạo khuôn mặt của ông, bên cạnh những bức chân dung tự họa nổi tiếng đương thời của Da Vinci.

Theo ông Brunetto Chiarelli, ở Viện Quốc tế Nghiên cứu nhân loại học tại Đại học Florence, việc tái tạo khuôn mặt của Da Vinci không chỉ giúp xác định đích xác hầm mộ chôn cất của ông, xây dựng hệ thống di truyền, mà còn cho nhân loại cái nhìn sâu sắc về những bí ẩn cuộc đời và tư chất vượt trội của danh họa kiệt xuất.

Thậm chí nghiên cứu này còn có thể hé lộ về cái chết đầy bí ẩn của ông thông qua mẫu xương được tìm thấy.

Dự án siêu đặc biệt này rất có ý nghĩa quan trong với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trên Thế Giới về nhân chủng học, sử học, nghệ thuật…

Kết luận của dự án nghiên cứu này rất có thể được công bố vào năm 2019 – năm kỉ niệm 500 năm ngày mất của danh họa lỗi lạc Leonardo Da Vinci.