Vệ tinh nghiên cứu vũ trụ Mayak của Nga sẽ trở thành vật thể phát sáng rực rỡ nhất trên bầu trời đêm.
|
Đồ họa vệ tinh Mayak trên quỹ đạo Trái Đất. Ảnh: Mayak.
|
Ánh sáng của những vì sao quen thuộc trên bầu trời có thể sớm bị lu mờ khi vệ tinh nghiên cứu vũ trụ Mayak của nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Moscow, Nga được tên lửa đẩySoyuz-2phóng lên quỹ đạo Trái Đất ngày 14/7, New Atlasđưa tin.
Mayak trong tiếng Nga có nghĩa là ngọn hải đăng.Nhờ hệ thống phản chiếu ánh sáng Mặt Trời được mở ra trên quỹ đạo, vệ tinh Mayak sẽ trở thành "vì sao nhân tạo" sáng nhất trên bầu trời Trái Đất với độ sáng biểu kiến -10.
Độ sáng biểu kiến là thang đo độ sáng các thiên thể. Độ sángbiểu kiến càng thấp, thiên thể càng sáng.Mặt Trời có độ sáng biểu kiến -27, cònMặt Trăng tròn là -13. Trạm Vũ trụ Quốc tế hiện là thiên thể nhân tạo sáng nhất với độ sáng biểu kiến -6, sao Kim khoảng -5.
Với độ sáng biểu kiến này, Mayak chỉ thua kém Mặt Trăng tròn một chút và sáng hơn bất cứ vì sao nào trên bầu trời Trái Đất. Các nhà khoa học có thể dùng độ sáng của Mayak để nghiên cứu cách tính tốt nhất độ sáng biểu kiến của các vệ tinh nhỏ.
Mayak, có kích thước 340,5x100x100 mm, nặng khoảng 3,6 kg, chứanguồn điện, hệ thống điều khiển và quan trọng nhất là các tấm phản xạ ánh sáng Mặt Trời có thể bung ra trong quỹ đạo.
Khi Mayak thực hiện hết hành trình, thiết bị hãm phanh khí động lực học sẽ được kích hoạt, giúp các nhà nghiên cứu thử nghiệm hệ thống dừng chuyển động mới để loại bỏ vệ tinh.
Theo VNExpress