Cho đến nay, các bệnh viện đều chưa có thuốc nào có khả năng điều trị có hiệu quả với Covid-19.
Tuy nhiên gần đây, một nghiên cứu mớicho thấy kháng thể nhân tạo có thể chặn đứng mầm bệnh, ngay cả khi người bệnh đã trong trạng thái nhiễm bệnh rõ rệt. Dù chưa thể vội vã kết luận nhưng chí ít, nó cũng có hiệu quả đối với một số người bệnh nhất định.
Hiện nay tỷ lệ tử vong ở người bệnh Covid phải dùng máy thở vẫn trên dưới 50%. Lý do quan trọng nhất là khi rơi vào trạng thái nhiễm bệnh nặng và phải nhập viện thì bệnh nhân không có thuốc điều trị thích hợp. Hiện tại, các bệnh viện mới chỉ có chế phẩm Cortison Dexamethason và thuốc chữa thấp khớp Tocilizumab nhưng lại có nhược điểm là rất đắt đỏ. Với một số các hoạt chất khác đang được áp dụng thử tại các bệnh viện thì đáng tiếc là đều không có tác dụng.
Từ ngày 16/6, may mắn là các bác sỹ điều trị đã được trao một “vũ khí” mới, một loại hoạt chất có khả năng chống lại mầm bệnh mang tên Recovery. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Anh thì các kháng thể nhân tạo có thể làm giảm 20% tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân Covid-19 điều trị tại bệnh viện. Với trên 40.000 người tham gia thử nghiệm, nghiên cứu này được đánh giá là nghiên cứu có quy mô lớn nhất và hoàn hảo nhất đối với điều trị Covid-19.
“Kết quả này có thể là sự mở đầu cho một kỷ nguyên mới trong điều trị Covid-19”, Martin Landray thuộc trường đại học Oxford, đồng thời cũng là một trong số những người phụ trách thí nghiệm Recovery, nhận xét. Đây là lần đầu tiên các bác sỹ điều trị có một loại thuốc tác động trực tiếp vào mầm bệnh và có thể hạn chế sự sinh sôi của chúng.
Các loại hoạt chất thường được sử dụng cho đến nay là Dexamethason và Tocilizumab đều không làm được điều này. Một lợi thế nữa đối với loại thuốc kháng thể đang được hãng Regeneron nghiên cứu là ở chỗ, nó tác dụng ở những người bệnh đang cần chữa chạy nhất. Đó là những người bị lây nhiễm và hệ miễn dịch cho đến giai đoạn muộn này vẫn không tạo ra được kháng thể để chống lại mầm bệnh. Theo nghiên cứu thì những bệnh nhân này có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi so với những người tạo ra được kháng thể.
Dẫu sao thì chúng ra không nên vội mừng bởi không phải vì vậy mà Covid-19 có thể trở thành loại bệnh không còn nguy hiểm chết người. Kháng thể nhân tạo chỉ có thể giúp ích với một số nhóm bệnh nhân nhất định, đó là những người bệnh không tự tạo ra được kháng thể chống lại mầm bệnh – trong nghiên cứu trên, họ chiếm khoảng 30%. Đối với tất cả các bệnh nhân khác, điều này cũng được Recovery chứng minh, thuốc hoàn toàn không có tác dụng.
Chế phẩm nhằm giúp người bệnh nguy kịch
Landray phỏng đoán, phản ứng miễn dịch chậm chạp làm cho cơ thể đặc biệt nhạy cảm với các bệnh nhân nặng vì nếu có bệnh nền như ung thư, thận và các loại bệnh di truyền. Do đó, ông tin rằng trong tương lai, các bệnh nhân Covid-19 điều trị tại bệnh viện đương nhiên sẽ phải xét nghiệm máu để tìm kháng thể tương ứng trong máu. Nếu kết quả âm tính thì mặc nhiên phải truyền kháng thể đơn dòng vào máu người bệnh.
Tuy nhiên loại thuốc này hầu như khó có thể được áp dụng rộng rãi không những vì giá thành rất cao mà còn vì chi phí đầu tư sản xuất rất tốn kém.