Mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) không chỉ có sắt mà còn nhiều tài nguyên khác đang bị xem là chất thải. PGS-TS Lưu Đức Hải - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam - cho rằng cần nghiên cứu các giá trị tài nguyên đi kèm với quặng sắt ở mỏ này.


Hội thảo góp ý với dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngaytheo đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm có cái nhìn toàn diện về mặt khoa học trước việc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - đại diện là Công ty cổ phần sắt Thạch Khê - có văn bản xin Thủ tướng tiếp tục triển khaidự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt này (năm 2016). Dự án này đã tạm dừng 8 năm.

Trong hội thảo, PGS-TS Lưu Đức Hải - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam - nêu quan điểm: "Dự án Thạch Khê chưa xuất phát từ quan điểm khai thác tổng hợp các giá trị tài nguyên đi kèm với quặng sắt. Quan điểm hiện đại trong khai thác khoáng sản trên thế giới là khai thác và sử dụng tổng hợp các tài nguyên khoảng sản đi kèm khoáng sản chính".

Một phần dự án khai thác quặng Thạch Khê. Ảnh: Dân Trí


Trong khi đó, báo cáo đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt cho thấy, Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) chỉ tập trung vào loại khoảng sản chính là quặng sắt, trong khi các nguồn tài nguyên khác chưa được tận dụng, bị xem là chất thải.

Theo số liệu báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong 650 triệu m3 đất đá thải có 287 triệu m3 cát, 64 triệu m3 sét, 294,9 triệu m3 đá cứng. Phần lớn các loại này có thể sử dụng để san nền, xây dựng đường giao thông và nhiều việc khác. Ví dụ, nếu tận dụng được cát san nền với giá 50.000 đồng/m3 thì lượng cát tận dụng được khoảng 14.000 tỷ đồng, bằng tổng vốn đầu tư đã được phê duyệt của TIC cho dự án Thạch Khê.

Cũng theo báo cáo TĐM, nước ngầm khu vực dự án là loại bicacbonat Na-CA và Clorua bicacbonat Na-Ca có hàm lượng khoáng hóa thập (0,1-1g/lít đến 1,1-1,45g/li) có thể sử dụng làm nguồn nước với lưu lượng chảy vào mỏ từ 5.000m3/giờ khi hoàn thành xây dựng cơ bản năm thứ ba và đến 20.000m3/giờ vào giai đoạn kết thúc khai thác. Nếu được bảo vệ và xử lý đúng quy trình kỹ thuật, đây sẽ là nguồn cung cấp nước lớn cho sinh hoạt và nông nghiệp khu vực mỏ.

Theo TS Lưu Đức Hải, những phân tích này cho thấy, báo cáo về dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê mà TIC đưa ra chưa nêu đầy đủ các kim loại quý hiếm có thể đi kèm khi khai thác. Vì thế, các nhà đầu tư cần bổ sung các phương án kinh tế có khai thác và tận dụng các tài nguyên đi kèm.

Nghe ý kiến PGS-TS Lưu Đức Hải