Trước kia, các nhà khoa học thường tranh cãi rất gay gắt về thời điểm loài người lần đầu tiên di cư tới châu Mỹ. Tuy nhiên, với việc phát hiện ra bộ hài cốt trong hang động ở Mexico, câu hỏi trên phần nào đã được giải đáp.
Bộ hài cốt này được tìm thấy ở hang Chan Hol, gần hệ thống hang động Tulum, bán đảo Yucatan, Mexico vào năm 2012.
Theo các nhà khoa học, trải qua hàng nghìn năm lich sử, hệ thống hang động Tulum đã trải qua những thay đổi lớn, nhất là khi mực nước biển tăng do biến đổi khí hậu đã khiến hàng trăm nghìn mét hang bị nhấn chìm.
Dựa vào các động vị uranium, carbon và oxy trên xương, cùng với hiện tượng măng đá mọc xuyên qua xương chậu của bộ hài cốt, các nhà khoa học nhận định, người này mất khi bề mặt hang còn khô, cách đây khoảng 13.000 năm.
Bộ hài cốt, được cho là của một người sống ở phía nam Mexico trong kỷ nguyên phôi, bị thối rữa dần trong hang, sau đó măng đá cũng bị hỏng theo.
“Thời kỳ này, mực nước biển thấp hơn hiện tại khoảng 100m nên phần lớn hệ thống hang động đều khô và dễ tiếp cận. Trong khi đó, giữa kỷ nguyên phôi và đầu kỷ Holocene (khoảng từ 13.000 – 7.600 năm trước đây, mê cung này đã bị ngập nước” – tác giả công trình nghiên cứu viết trên tạp chí Plos One.
Theo thời gian, sự thay đổi thời tiết đã ảnh hưởng lên bộ hài cốt và có thể ảnh hưởng tới tính chính xác trong xác định tuổi của nó.
Hiền Thảo (theo DM)