Dân trí Theo một giả thuyết lạ lùng mới giải thích về lý do tại sao chúng ta vẫn chưa gặp được bất kỳ sự sống ngoài trái đất nào, những người ngoài hành tinh có thể đang ngủ đông cho đến khi vũ trụ mát mẻ hơn.

1

Nghịch lý Fermi khẳng định rằng, vũ trụ có tiềm năng vô hạn, về cơ bản, nó có thể chứa đầy sự sống, nhưng tại sao chúng ta lại vẫn chưa thể tìm được bằng chứng nào?

Một giả thuyết đã giải thích đó là do một nền văn minh trở nên quá lớn đến mức không thể tự duy trì được nữa và chết đi.

Một giả thuyết khác thì cho rằng chỉ đơn giản là chẳng có sự sống ngoài hành tinh nào cả.

Tuy nhiên, mới đây một nhóm các nhà nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết thứ ba, cho rằng những người ngoài hành tinh tiến bộ có thể thực sự đang ngủ đông.

Các chuyên gia thần kinh học và trí tuệ nhân tạo của Đại học Oxford – Anders Sandberg và Stuart Armstrong – cùng với nhà khoa học Milan Cirkovic đến từ Đài thiên văn Belgrade cho rằng, những sinh vật cực kỳ tiên tiến đã khám phá được vũ trụ, và hiện nay họ đang chờ cho tới khi vũ trụ mát hơn để thức dậy.

Bộ ba nhà nghiên cứu này giải thích: “có thể chúng ta không nhìn thấy nền văn minh ngoài Trái Đất vì họ đang “ngủ có kiểm soát” ở kỷ nguyên đầu của vũ trụ như hiện nay, và chờ đợi tới một tương lai xa xôi – khi đủ điều kiện thuận lợi để khai thác các nguồn lực của vũ trụ.

“Quá trình xử lý thông tin cần đến rất nhiều tài nguyên vật chất, chứ không chỉ là máy tính hay bộ não, còn cần phải có năng lượng để chúng hoạt động. Chi phí về nhiệt động học để xử lý thông tin phụ thuộc vào nhiệt độ: về nguyên tắc, quy trình xử lý sẽ hiệu quả gấp 10 lần nếu máy tính của bạn mát hơn 10 lần (đo theo nhiệt độ Kelvins).

HIện nay, bức xạ vũ trụ làm cho mọi thứ nóng hơn 3 lần theo độ Kelvins, nhưng khi vũ trụ mở rộng ra, thì nền nhiệt độ này sẽ giảm theo cấp số nhân.

“Vì vậy, nếu bạn muốn xử lý được tối đa lượng thông tin với mức năng lượng mà bạn có, thì bạn nên chờ đợi. Nó sẽ tăng hiệu quả theo cấp số nhân”.