Tôi nhớ mãi lần đi điều tra, thu mẫu đông trùng hạ thảo và nghiên cứu về đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài đỗ quyên ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) năm 2009.

GS.TS. Phạm Quang Thu - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện KHLN Việt Nam.

Đó là một hành trình từ độ cao 1.900m từ Trạm Tôn đến đỉnh Fanxipan có độ cao 3.143m. Đoàn công tác phải ngủ đêm trong rừng ở độ cao 2.800m. Lúc đó là tháng 5 dương lịch, khi màn đêm buông xuống, gió rừng gào thét và nhiệt độ hạ thấp chỉ còn 2-30C, lán trại sơ sài, ăn miếng cơm không chín kỹ do các bạn H’ Mông nấu hộ. Đường đèo dốc, trơn trượt, gió rét, đói mệt nhưng PGS.TS Nghĩa lúc đó đã gần 60 tuổi vẫn say mê quan sát và không bỏ sót bất cứ một loài cây nào trổ hoa khoe sắc giữa đại ngàn mênh mông. Tinh thần đó của PGS Nghĩa thật sự đã truyền cho chúng tôi ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học.