Thông qua các mô hình máy tính -được phát triển bởi các nhà nghiên cứu thuộc đai học Columbia, Mỹ, trong đó có tính tới cả tác động của trọng lực, dòng dịch chuyển chất lỏng, hóa chất và bức xạ- , các nhà khoa học đã chứng minh được rằng hố đen có thể lớn rất nhanh tại tâm của thiên hà nơi nó thuộc về (thiên hà chủ) nếu thiên hà bên cạnh giải phóng ra lượng phóng xạ đủ lớn khiến nó không thể hình thành thêm sao nữa. Khi đó, thiên hà chủ sẽ lớn tới khi nó bị sụp đổ dần, tạo thành hố đen, ăn đám khí còn lại và sau đó là ăn bụi, các ngôi sao đang chết và thậm chí là những hố đen khác, để trở thành một hố đen siêu cỡ.
“Sự sụp đổ của một thiên hà và sự hình thành của một hố đen có trọng lượng gấp cả triệu lần so với mặt trời mất tới 100.000 năm – một khoảng thời gian vô cùng ngắn trong vũ trụ. Một vài trăm triệu năm sau, hố đen này sẽ lớn mạnh trở thành một hố đen có trọng lượng gấp Mặt trời cả triệu lần” – Zoltan Haiman – một giáo sư thiên văn thuộc Đại học Columbia, Mỹ cho hay.
Khi vũ trụ mới được hình thành, các ngôi sao và thiên hà được thành lập nhờ các phân tử hydrogen bị đông lạnh và lớp plasma của hydrogen và helium bị xẹp. Môi trường này không cho phép hố đen phát triển lớn lên vì các phân tử hydrogen đã chuyển khí gas thành sao đủ xa để tránh khỏi lực hút của lỗ đen. Các nhà thiên văn họa đã đưa ra một vài cách mà những hố đen siêu lớn có thể vượt qua được rào cản này.
Trong năm 2008, Haiman và các đồng nghiệp đã đưa ra giả thuyết rằng bức xạ từ thiên hà lân cận có thể làm phân chia các phân tử hydrogen thành các nguyên tử hydrogen và khiến hố đen mới hình thành cũng như thiên hà của nó bị sụp đổ hơn là giúp chúng tạo ra nhóm sao mới.
Theo tính toán của nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Columbia, Mỹ Eli Visbal, để có đủ bức xạ ngăn chặn quá trình hình thành sao, thiên hà bên cạnh phải nặng hơn Mặt trời ít nhất là 100 triệu lần.
Mặc dù khá hiếm, những thiên hà có kích thước này đã tồn tại trong vũ trụ thưở sơ khai để giải thích vì sao chúng ta có những hố đen siêu khổng lồ.
Tuy vậy, vẫn cần phải kiểm chứng thêm giả thuyết này với kính thiên văn James Webb, thế hệ sau của kính Hubble, vào năm sau.