Người thuộc nhóm ghen tị có xu hướng làm tất cả để thu được lợi ích tốt hơn người khác. Ảnh: Mediamag
Họ phân tích phản ứng của 540 người trước hàng trăm tình huống khó xử. Dựa trên lợi ích tập thể, cá nhân, họ đưa ra lựa chọn có thể dẫn đến sự xung đột hoặc hợp tác với người khác. Đây là nghiên cứu thuộc lĩnh vực lý thuyết trò chơi - ngành toán học có ứng dụng trong kinh tế và xã hội học - nhằm đánh giá hành vi khi đối mặt với tình huống cần quyết định.
Những người tham gia được khảo sát theo cặp, sẽ thay đổi mỗi vòng và khi trò chơi thay đổi. Tùy tình hình, họ có thể quyết định hợp tác hoặc “phản bội” đối tác theo cách họ cho là tốt nhất cho mình. Một thuật toán máy tính được phát triển để phân loại các đối tượng theo hành vi.
Kết quả là 90% đối tượng được phân loại thành các nhóm lạc quan, bi quan, ghen tị và đáng tin cậy, với tỷ lệ phần trăm lần lượt là 20-20-30-20. Còn lại 10% thuộc nhóm thứ năm - những người có phản ứng không thể phân loại theo thuật toán.
Những người lạc quan tin rằng lựa chọn tốt nhất là những gì sẽ có lợi cho cả cặp, trong khi người bi quan sẽ chọn điều ít có hại hơn. Những người thuộc nhóm ghen tị - chiếm tỷ lệ cao nhất - không để tâm tới thành tích chung, miễn kết quả họ thu được phải tốt hơn bất cứ ai khác. Những người thuộc nhóm tin tưởng luôn ủng hộ việc hợp tác, không cần quan tâm ai thắng, ai thua.
Anxo Sánchez - thành viên nhóm nghiên cứu - cho biết, kết quả trên làm sáng tỏ những yếu tố có thể làm thay đổi lợi ích cá nhân hoặc tập thể trong đàm phán. Nghiên cứu được đánh giá là rất hữu ích cho những người quản lý kinh doanh và ngành công nghiệp robot.