Trong đó, kỹ năng toán học bị ảnh hưởng nhiều hơn kỹ năng đọc - theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Human Behavior vào ngày 30/1.
Đầu đại dịch, hầu hết trẻ em học tại nhà do trường học đóng cửa.
Đại dịch COVID-19 là sự kiện làm gián đoạn giáo dục nghiêm trọng nhất trong lịch sử, 95% học sinh phổ thông trên thế giới bị ảnh hưởng bởi việc trường học phải đóng cửa. Theo UNESO, các trường học đã ngừng giảng dạy trực tiếp trung bình 3,5 tháng trong đại dịch.
Nhóm của Bastian Betthäuser, nhà xã hội học tại Đại học Oxford, Vương quốc Anh, đồng tác giả nghiên cứu, đã sàng lọc gần 6.000 nghiên cứu về tác động của đại dịch đối với giáo dục, bao gồm các vấn đề chậm tiến độ học tập được đo bằng điểm kiểm tra, mất kỹ năng và kiến thức đã có. Tất cả các nghiên cứu này đều đã qua bình duyệt. Các quốc gia là đối tượng nghiên cứu gồm Mỹ, Vương quốc Anh, Úc, Bỉ, Brazil, Đan Mạch, Ý, Tây Ban Nha, Mexico, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Nam Châu Phi, Hà Lan, Đức và Colombia.
Kết quả, trong đại dịch, trung bình mỗi trẻ em trong độ tuổi đi học, ở tất cả các lớp, đã mất tiến trình học tập tương đương 35% của một năm học. Và những lỗ hổng học tập này vẫn chưa được phục hồi ở thời điểm hoàn thành nghiên cứu vào tháng 5/2022. Kỹ năng toán chịu "thiệt hại" nhiều hơn kỹ năng đọc, có thể do cha mẹ ít có khả năng giúp con làm bài tập toán, các nhà nghiên cứu suy đoán.
Tuy nhiên, Luka Lucic, nhà tâm lý học tại Viện Pratt, TP New York, cho rằng có thể trẻ đã phát triển một số kỹ năng trong thời kỳ đại dịch nhờ học từ xa hoặc kết hợp. “Trẻ em đã trở nên quen thuộc với không gian mạng và bối cảnh công nghệ", theo Lucic.
Tiến trình học tập bị ảnh hưởng và mất kỹ năng trong đại dịch không chỉ do trường học, mà đóng cửa mà còn do các yếu tố liên quan đến môi trường học tập tại nhà, bao gồm “quyền tiếp cận thiết bị học tập, máy tính, tài nguyên kỹ thuật số, không gian học tập yên tĩnh và sự bất an về kinh tế trong gia đình”, Betthäuser cho biết. “Đại dịch đã củng cố sự bất bình đẳng trong học tập ở cấp độ toàn cầu".
Thiếu dữ liệu từ các quốc gia có thu nhập thấp, nhưng nghiên cứu cho thấy ở các quốc gia có thu nhập cao và trung bình, trẻ em có hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn hơn phải chịu tổn thất lớn hơn trong học tập. Các tác giả dự đoán rằng ảnh hưởng của đại dịch đến việc học tập của trẻ em ở những nước nghèo sẽ nghiêm trọng hơn.
“Trẻ em ở các nước nghèo chịu ảnh hưởng nhiều hơn trong đại dịch, và bây giờ, trong quá trình phục hồi, nhóm này cũng sẽ có ít nguồn lực hơn”, Amanda Neitze, nhà nghiên cứu tại Trường Giáo dục Đại học John Hopkins, Baltimore, Maryland, cho biết.
Các chuyên gia lưu ý, nếu không có các chính sách và sáng kiến giúp trẻ em phục hồi tiến trình học tập và kỹ năng bị mất, những tổn thất trong học tập sẽ ảnh hưởng đến thành công của thế hệ này trên thị trường lao động.
Nguồn: