Sau khi Trái Đất vừa được hình thành, nó đã va chạm với hành tinh có tên là Theila. Cuộc va chạm kinh hoàng này khiến hàng tỷ tấn đất đá bị thổi tung vào không gian và nhờ vào lực hấp dẫn, Mặt Trăng bắt đầu được tạo thành từ đó.

Khoảng 5 tỉ năm về trước, Trái Đất bắt đầu được hình thành từ bụi và đá. Cụ thể, trải qua hàng triệu năm phát triển, lực hấp dẫn đã kéo các hòn đá nhỏ trong vũ trụ lại với nhau để tạo thành một hành tinh khổng lồ quay quanh Mặt Trời.

Thế nhưng, Trái Đất thuở mới hình thành lại chẳng khác gì “địa ngục” khi nhiệt độ trên bề mặt của nó lên tới 1093 độ C, còn không gian thì chỉ có khí CO2, nito và hơi nước. Theo các nhà khoa học, Trái Đất của chúng ta lúc đó chẳng khác nào một quả cầu dung nham nóng bỏng.

Mặt Trăng. Ảnh minh họa.
Mặt Trăng. Ảnh minh họa.

Chưa dừng lại ở đó, không lâu sau khi hình thành, Trái Đất lại có pha va chạm kinh hoàng với hành tinh có tên là Theila. Vụ va chạm này khiến hàng tỷ tấn đất, đá từ hai hành tinh trẻ bị thổi tung vào không gian.

Trải qua hàng ngàn năm sau, trọng lực đã biến đám đất đá đó thành một vành đai bụi, đá nóng đỏ bao quanh Trái Đất. Từ vành đai này, một “quả cầu” bắt đầu được hình thành và đó chính là Mặt Trăng.

Tuy nhiên, Mặt Trăng lúc đó chỉ có đường kính hơn 3.200km và nằm cách Trái Đất khoảng 22.500km. Phải trải qua hàng tỉ năm phát triển, Mặt Trăng mới được như ngày nay với đường kính gần 3.500km, cách xa Trái Đất hơn 400.000 km.

- Video: Mặt Trăng được hình thành như thế nào?. Nguồn: Nat Geo.