Các nhà khoa học ở năm quốc gia hy vọng sẽ tìm ra một phương pháp chữa trị cho tất cả các vết rắn cắn bằng cách sử dụng cùng công nghệ đã phát hiện ra kháng thể HIV.
Rắn độc Siamese Peninsula Pitviper sống ở miền nam Thái Lan và bán đảo Malaysia.
Một nhóm gồm các chuyên gia nọc độc ở Ấn Độ, Kenya, Nigeria, Anh và Mỹ xác định sẽ phát triển các kháng thể để điều trị bệnh hiểm nghèo từ rắn cắn, gây hại cho gần 3 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm.
Nhóm sẽ tìm kiếm một loại thuốc giải độc dựa trên các kháng thể người chứ không phải là các liệu pháp dựa trên động vật thông thường, đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ ở nạn nhân bị rắn cắn, theo giáo sư Robert Harrison, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu về rắn cắn và biện pháp can thiệp tại Trường dược nhiệt đới Liverpool.
Rắn Echis pyramidumở quận Kenya, Baringo;ăn nhiều loại con mồi, bao gồm động vật không xương sống như bọ cạp và rết, động vật có vú nhỏ, chim, thằn lằn, lưỡng cư và cả rắn.
"Chúng tôi đang theo đuổi thứ mà chúng tôi gọi là 'thế hệ tiếp theo' của các phương pháp trị liệu rắn cắn, hy vọng sẽ có thể điều trị vết cắn từ bất kỳ con rắn nào ở Châu Phi hoặc Ấn Độ", Harrison nói.
"Phương pháp thông thường để sản xuất thuốc giải điều trị rắn cắn là lọc các kháng thể từ ngựa hoặc cừu có khả năng miễn dịch nọc độc, và tiêm vào bệnh nhân. Điều này có thể gây ra các tác dụng phụ bất lợi và do đó, thuốc giải phải được sử dụng trong môi trường bệnh viện."
Điều đó có nghĩa là nạn nhân phải đến bệnh viện, thường cách nơi xảy ra tai nạn vài giờ và trong thời gian đó thường có sự tiến triển nghiêm trọng của bệnh, đôi khi có thể dẫn đến di chứng nghiêm trọng hoặc tử vong.
Vương quốc Anh đã công bố khoản viện trợ 9 triệu bảng của Anh cho nghiên cứu này. Giữa tháng 5, Quỹ Wellcome Trust cũng công bố một chương trình trị giá 80 triệu bảng để cải thiện các liệu pháp hiện tại và phát triển các phương pháp mới. Mới đây nhất, hôm 23/5, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một chiến lược mới nhằm giảm một nửa số ca tử vong do rắn cắn toàn cầu vào năm 2030. Nọc độc rắn giết chết 138.000 người mỗi năm và gây thương tật 400.000
người khác. Nạn nhân đến từ những vùng nghèo nhất ở Châu Phi và Ấn Độ,
nơi có rất ít tiếp cận với thuốc giải độc.
Harrison nói: "Những cam kết này mang đến một sự thay đổi hoàn toàn trong trị liệu rắn cắn và hy vọng thực sự cho tương lai".
"Trong 50 hoặc 60 năm qua, không có khoản đầu tư đáng kể nào (cho nghiên cứu giải độc rắn), vì thế những khoản tài trợ này đem đến sự thay đổi lớn. Chúng tôi đã phải vật lộn trong 20 năm qua để có đủ tiền tài trợ cho nghiên cứu cải thiện việc điều trị rắn cắn, và chúng tôi rất vui mừng khi hiện tại, họ đã tài trợ cho chúng tôi và cho các nhóm quan trọng khác như Sáng kiến vắc-xin Aids quốc tế. Càng nhiều nguồn lực đặt vào đây, kết quả trên toàn cầu sẽ càng tốt hơn."
Cách tiếp cận mới trong việc tìm ra phương pháp phổ quát chữa trị rắn cắn đã xuất hiện sau khi Tiến sĩ Devin Sok, một nhà khoa học HIV người Mỹ, nhận ra rằng phương pháp xác định các chủng kháng thể chống HIV khác nhau cũng có thể được áp dụng để tìm kháng thể cho rắn cắn. Sau đó, Sok đã liên lạc với Harrison ở Liverpool.
"Sự phối hợp này đặt ra một mô hình làm việc để tìm các giải pháp mới cho các thách thức sức khỏe toàn cầu và thúc đẩy phát triển sản phẩm cho các bệnh bị bỏ quên."
Ben Waldmann, giám đốc chương trình về rắn cắn của Health Action International, hoan nghênh mục tiêu của WHO về việc giảm một nửa số ca tử vong do rắn cắn vào năm 2030, nhưng Ben cho rằng các chính phủ trước tiên phải hiểu quy mô của vấn đề bằng cách ghi lại chính xác số ca tử vong hàng năm. Nhiều nạn nhân sống quá xa bệnh viện để tìm cách điều trị chuyên nghiệp.
Esther Ewoi, một người chữa trị rắn cắn truyền thống ở quận Baringo, Kenya, cho thấy viên đá đen mà cô dùng để hút nọc độc ra khỏi vết rắn cắn.
"Nghiên cứu của chúng tôi ở thực địa cho thấy các nạn nhân bị rắn cắn khi không còn cách nào khác ngoài đến gặp các thầy lang truyền thống đầu tiên", ông Waldmann nói. "Nếu cộng đồng được trao quyền và các lựa chọn điều trị được cải thiện, thì theo đó vai trò của những người chữa bệnh truyền thống sẽ giảm đi, thay vào đó là một hệ thống y tế hiệu quả và đáng tin cậy."
Khoảng 250 loài rắn có nọc độc gây hại. Sự đa dạng và phức tạp của các chất độc của chúng đặt ra thách thức lớn cho nhân viên y tế.
Các liệu pháp chống nọc độc hiện có dựa trên các phương pháp từ thế kỷ 19: rắn được vắt lấy nọc độc, sau đó được tiêm vào động vật lớn như ngựa có kháng thể, sau đó thu hoạch kháng thể để sử dụng ở người.
Nhưng những thuốc điều chế theo cách này có thể gây hại - và đôi khi gây tử vong - cho bệnh nhân, Harrison nói, từ đau bụng dữ dội đến sốc phản vệ, bởi vì các kháng thể được tạo ra từ ngựa hoặc cừu và do đó là "ngoại lai" với cơ thể người.
Nhóm nghiên cứu, được gọi là Đối tác nghiên cứu khoa học về vết cắn rắn nhiệt đới (SRPNTS), sẽ tập trung vào việc tạo ra các kháng thể từ người. Kháng thể sẽ được phát triển từ các tế bào máu thu thập từ những người sống sót do rắn cắn, mục đích là tạo ra thế hệ thuốc trị liệu rắn cắn thế hệ tiếp theo: nhận diện, liên kết và vô hiệu hóa tất cả các chất độc của rắn châu Phi và Ấn Độ, Harrison nói.
Tuy nhiên, việc tạo ra một loại thuốc giải độc thành công sẽ cần khoảng bốn - năm làm việc tiền lâm sàng, sau đó thêm ít nhất ba năm nữa để sản xuất và thử nghiệm lâm sàng, Harrison cho biết.
Nhóm nghiên cứu tin rằng kiến thức phối hợp của họ có thể thay đổi hoàn toàn cách thức xử lý rắn cắn trên toàn cầu.
Nguồn: