ThS Nguyễn Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng - hồ Tây là hồ duy nhất còn lại có liên quan tới đô thị mà vẫn duy trì tốt chức năng hệ sinh thái. Muốn bảo vệ được hồ Tây thì phải làm sao cho các sinh vật đại diện có thể sống tốt.

Nói đến hồ Tây là nói đến những sinh vật đặc trưng như sâm cầm, hoa sen trăm cánh… Muốn bảo vệ được hồ Tây thì phải làm sao cho các sinh vật đại diện có thể sống tốt.

Sen trăm cánh - đặc trưng của hồ Tây.

“Phải có các nhà khoa học nghiên cứu một cách kỹ lưỡng toàn bộ tiêu chí; còn các nhà quản lý khi đưa ra biện pháp quản lý hồ phải dựa trên các phương pháp khoa học này. Câu chuyện cá chết ngày hôm nay là một hiện tượng rất bất thường vì hồ Tây là một hồ khá mạnh mẽ, mặc dù nó đã yếu đi rất nhiều nhưng vẫn đủ rộng để các sinh vật tồn tại. Vậy mà tới mức cá phải chết hàng loạt, chứng tỏ nó tồn tại quá nhiều vấn đề” - bà Lý đau xót.

ThS Nguyễn Ngọc Lý cũng cho rằng, khi nghiên cứu bộ tiêu chí quản lý hồ, phải có cái nhìn tổng thể vì hồ là một thực thể sống, như con người. Nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố để đảm bảo hệ sinh thái đó sống, ngoài nước hồ còn bao gồm bờ hồ, vùng đệm, hệ thống thủy văn kết nối với hồ khác, tác động của các vấn đề đô thị…

“Nhóm nghiên cứu phải bao quát đầy đủ các yếu tố này. Nếu làm được, chúng ta không chỉ giải quyết vấn đề hồ Tây hôm nay mà còn bảo vệ được các hồ khác. Trước nay, chúng ta bảo vệ hồ ao theo cách hành chính, tức là chia ra các chức năng cho các cơ quan khác nhau, trong khi hồ là một cơ thể thống nhất và các chức năng ấy phải hòa quyện với nhau” - Ths Lý nhận định.