Biến thể corona cho thấy sự tiến hóa của virus là mầm bệnh của đại dịch chưa đến hồi kết. Vậy thế giới sẽ chờ đón điều gì nay mai?
Các nhà khoa học vốn dĩ không thích suy đoán, nhưng trong trường hợp của biến thể corona Omicron mới, cho đến vài ngày trước đây thì ngoài suy đoán họ đã có rất ít sự lựa chọn khác. Đột biến, lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, đã và đang đặt ra rất nhiều câu hỏi. Liệu biến thể mới này có dễ lây lan hơn không, liệu việc tiêm phòng có còn chống đỡ hiệu nghiệm không, liệu nó có đủ sức lây lan lấn sang lĩnh vực của biến thể Delta? Cho đến tuần trước các nhà virus học và dịch tễ học mới chỉ nhận ra vấn đề rõ ràng hơn một chút.
Các dữ liệu đầu tiên từ châu Âu và Nam Phi cũng như một số thí nghiệm trong phòng với các mẫu virus, bao gồm cả một nghiên cứu từ Đức, xác nhận sự lo ngại việc tiêm chủng vaccine khó có thể chống lại sự lây nhiễm của biến thể mới và Omicron hiện đang lây lan nhanh chóng. Những người chưa tiêm chủng cho đến nay có nguy cơ bị mắc bệnh nặng khi lây nhiễm. Omicron dường như đang tiếp tục thúc đẩy đại dịch tiếp tục hoành hành mạnh mẽ hơn.
Ngay từ đầu người ta đã luôn lo ngại về sự xuất hiện những đột biến nguy hiểm hơn.
Rõ ràng là đại dịch này đang là một vấn đề có ý nghĩa toàn cầu. Điều này sẽ tồi tệ đến mức nào, câu hỏi này vẫn còn để ngỏ và nó phụ thuộc không nhỏ vào khả năng tiêm chủng tăng cường nhanh đến đâu. Và khi nào có vaccine mới, đã được điều chỉnh cho phù hợp với Omicron. Một câu hỏi đã được nêu ra từ lâu là tình hình sẽ tiếp tục diễn biến như thế nào? Sẽ xuất hiện một làn sóng mới, rồi biến thể mới, lại một làn sóng tiếp theo, lại biến thể tiếp theo. Liệu theo sau Omicron với hơn 30 đột biến và vô số “lối thoát miễn dịch” làm lây lan nhiều ca mới và các ca tái lây nhiễm, thậm chí có thể xuất hiện một đột biến có khả năng vô hiệu hóa hiệu quả của vaccine ngăn chặn tiến triển của các ca bệnh nặng?
Cần lưu ý ban đầu bản thân virus không có nhu cầu "bức thiết" phải biến đổi vì thời gian đó virus hoàn toàn tự do lây lan mà không gặp bất cứ một sự cản trở nào. Không bị ngăn cản có nghĩa là: Virus đối diện với con người mà hệ thống miễn dịch của họ chưa hề tiếp xúc với mầm bệnh và do đó virus tìm thấy rất nhiều vật chủ mới. Đó là thời kỳ bắt đầu đại dịch, khi Sars-CoV-2 bắt đầu chu du thế giới từ Vũ Hán, nó đã lây nhiễm cho hàng triệu người và là mầm bệnh mới, chúng mới bắt đầu được nghiên cứu để tìm các biện pháp và chế phẩm chống lại chúng. Các quy tắc duy nhất chống lại virus lúc đó là hạn chế tiếp xúc và giữ gìn vệ sinh, tiếp theo là tiến hành các xét nghiệm, biện pháp này thực chất chỉ giúp làm rõ khả năng lây lan của mầm bệnh mới.
Lo sợ trước đột biến
Ngay từ đầu đã có sự sợ hãi về một đột biến thậm chí còn nguy hiểm hơn; virus luôn phải thay đổi, điều này là chắc chắn, chúng tạo ra đột biến và khi lây lan càng nhanh thì nguy cơ đột biến càng nhiều. Đến tháng 9/2020, thế giới đã có hơn 30 triệu ca lây nhiễm được xác định, cạnh đó số ca lây nhiễm không được xác định còn cao gấp bội. Với số lượng lớn những người đã hồi phục có nghĩa hệ thống miễn dịch của họ giờ đã quen với loại virus mới, do đó, áp lực lên virus phải thích nghi tốt hơn với hoàn cảnh mới, nói cách khác, phải tạo ra các biến thể mới để tiếp tục lây nhiễm mạnh mẽ.
Có hai cơ chế có thể mang lại những lợi thế mới cho coronavirus. Một mặt, thông qua các đột biến chúng được tạo điều kiện trực tiếp cho sự lây nhiễm. Sự tiếp xúc của người đã bị lây nhiễm với người khỏe mạnh dẫn đến nhiều ca lây nhiễm mới hơn. Khả năng lây nhiễm tốt hơn như vậy hầu như luôn là một lợi thế, ngay cả trong một quần thể người chưa tiếp xúc với virus. Do đó các biến thể đầu tiên có thể nhìn thấy được thường thuộc diện này. Mặt khác qua đột biến các hệ thống miễn dịch sành sỏi ở con người không còn khả năng phát hiện tốt virus nữa, do đó ngay cả những người đã khỏi bệnh, hoặc những người đã được tiêm phòng cũng có thể bị tái nhiễm. Đây chính là những cuộc trốn tránh miễn dịch đáng sợ.
Vì Sars-CoV-2, giống như tất cả các coronavirus khác, sử dụng protein gai của nó để tiếp xúc với các tế bào của màng nhầy nên phần lớn các quá trình thích nghi diễn ra trong cấu trúc quan trọng này. Kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch, các nhà nghiên cứu đã phân tích vị trí nào trong mã di truyền của protein gai có thể quyết định đến sự thích nghi làm tăng cả khả năng lây lan và trên hết là làm tăng số lượng thoát khỏi hệ miễn dịch. Điều này rất quan trọng đối với việc tiêm chủng để bảo vệ chống lây nhiễm.
Tiến hóa mới của Omicron
Từ lâu đã có thể có những đột biến phá hoại nỗ lực chống lây nhiễm này. Hồi mùa hè, một nhóm nghiên cứu của Đại học Rockefeller đã báo cáo về một tập hợp 20 đột biến được chọn lọc, để cấy vào gai (hoặc mấu) của một virus-giả (pseudovirus), chúng phá hủy toàn bộ tuyến phòng thủ đầu tiên, gọi là kháng thể trung hòa, của những người đã được tiêm chủng và những người đã khỏi bệnh.
Omicron cũng có một số đột biến này, vì vậy có thể cho rằng ban đầu biến thể mới sẽ lây lan khó kiểm soát. Do ảnh hưởng của bối cảnh tiến hóa mới, trong đó virus di chuyển và thông qua đó nó mở ra con đường nhờ khả năng thích nghi của mình. Trong trường hợp này thông qua những người đã tiêm chủng và hồi phục. Tuy nhiên, về mặt di truyền, tiềm năng của Sars-CoV-2 vẫn chưa cạn kiệt. Ngay cả Omicron vẫn bị mất những đột biến khôn lường, những đột biến khác vẫn có thể được phát hiện và tạo ra nhiều bất ngờ.
Tuy nhiên, có hai thứ ở trong tay của những nạn nhân tiềm năng. Một mặt các mũi tiêm chủng trước đây cũng không bảo vệ chống lại các biến thể mới tốt như trước đây. Nhưng mọi cuộc chạm trán với các biến thể của vi rút hoặc vaccine đều dẫn đến phản ứng miễn dịch đa dạng hơn, mà đến một lúc nào đó không còn dễ lẩn tránh. Nhà virus học Florian Klein từ Bệnh viện Đại học ở Cologne cho biết: “Virus vẫn có thể thay đổi. "Tuy nhiên, nó có thể phải trả giá vì điều này. Ví dụ, cho dù nó thoát khỏi một kháng thể, nhưng sự liên kết với các tế bào mục tiêu lại kém đi".
Klein tin rằng việc virus với các biến thể của nó có thể tự tối ưu hóa và chỉ tạo ra các đột biến mới kèm theo các tổn thất, chúng có thể lây lan nhưng hầu như không gây hại. Phần lớn phụ thuộc vào việc tiêm chủng rộng rãi, càng nhiều càng tốt, không chỉ riêng ở Đức mà phải trên toàn thế giới.
Klein nói: “Tôi nghĩ rằng điều tối quan trọng là chúng ta phải chiến đấu với đại dịch này như là một vấn đề toàn cầu. Omicron có thể hình thành trong một quần thể tiêm chủng kém để rồi từ đó lây lan sang các nước khác". Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải vận động cho một chiến dịch tiêm chủng rộng khắp trên thế giới.