Các nhà khoa học mới phát hiện được thêm bằng chứng chứng minh biểu hiện của bệnh Parkinson có thể là hậu quả gây nên của một loại vi khuẩn sống trong đường ruột của chúng ta.

Bệnh Parkinson có biểu hiện đặc trưng là run lẩy bẩy, mất kiểm soát khả năng vận động, sau đó là mất trí nhớ, đi lại khó khăn và đôi khi bị trầm cảm mãn tính.

Theo giải phẫu não, hiện tượng này xuất hiện là do có một số lượng lớn các tế bào trong phần não gọi là substantia nigra – một khối u chịu trách nhiệm về việc vận động và làm mới.

Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học đã chuyển mối quan tâm về nguyên nhân bệnh từ hệ thần kinh xuống đường ruột. Họ nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng về loại vi khuẩn sống ở đường ruột của người bị bệnh Parkinson và người không.

Và mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Alabama, Birmingham, Mỹ cũng đã tìm ra được bằng chứng khẳng định thêm giả thuyết bệnh Parkinson có liên quan tới hệ vi khuẩn trong đường ruột của chúng ta.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

“Chúng tôi biết rằng một hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng sẽ giúp chúng ta có được sức khỏe. Bất kỳ sự thay đổi nào trong thành phần hệ vi khuẩn đường ruột cũng dẫn tới những rối loạn đáng kể” – nhà nghiên cứu Haydeh Payami cho hay.

Theo đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu vi khuẩn đường ruột của 197 bệnh nhân có bệnh Parkinson tới từ Seattle, New Yorrk và Atlanta – đại diện cho 3 khu vực riêng biệt tại Mỹ và so sánh chúng với mẫu của 130 người không bị bệnh.

Kết quả là họ thấy được sự khác nhau rõ rệt về số lượng và loại vi khuẩn giữa 2 nhóm, đồng thời cũng ghi nhận được khác biệt trong quá trình trao đổi chất của các loại thuốc khác nhau. Cụ thể, các loại thuốc khác nhau được dùng cho bệnh Parkinson đều có một ảnh hưởng duy nhất lên vi khuẩn, hay nói cách khác hệ vi khuẩn đường ruột đã gây ảnh hưởng lên cách cơ thể phản ứng với các phương pháp điều trị dược phẩm.

Vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của chúng ta có vai trò quan trọng trong việc phá vỡ chất xenobiotics – một hóa chất thường không tìm thấy trong cơ thể sinh vật – trong không chỉ thuốc chữa bệnh Parkinson mà còn trong thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.

Người nông dân thường phải tiếp xúc với hóa chất và điều này có thể đã làm hại hệ vi sinh vật đường ruột của họ, khiến họ có nguy cơ bị bệnh Parkinson cao hơn người thường.

“Có thể với một vài người, thuốc đã có tác dụng thay đổi hệ vi sinh vật và gây ra các vấn đề sức khỏe. Bên cạnh đó, khả năng biến đổi tự nhiên của các vi sinh vật cũng là nguyên nhân khiến vài người có phản ứng tích cực với thuốc điều trị, trong khi người khác thì không” - Payami cho hay.

Đây cũng là nguyên nhân vì sao biểu hiện sớm của bệnh Parkinson lại là chứng táo bón.