Thông thường, chủ sở hữu coi những chú ‘mèo to’ như những thú con hiền lành khi chúng dễ thương hơn và hành động của chúng gần giống với mèo nhà.

Theo báo cáo mới đây của Smithsonian dựa trên ước tính đáng kinh ngạc của một số tổ chức bảo tồn, số lượng hổ đang sống trong điều kiện nuôi nhốt cá nhân hay bị chiếm hữu làm thú nuôi ở Hoa Kỳ nhiều hơn hàng nghìn con so với bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Hổ Siberia hay còn gọi là hổ Amur, loài hổ có kích thước và trọng lượng lớn nhất thế giới. Một con hổ đực Siberia trưởng thành có thể nặng tới 318 - 384 kg, và dài gần 3.5 m (tính cả đuôi). Ảnh: Shutterstock

Hổ Siberia hay còn gọi là hổ Amur, loài hổ có kích thước và trọng lượng lớn nhất thế giới. Một con hổ đực Siberia trưởng thành có thể nặng tới 318 - 384 kg, và dài gần 3.5 m (tính cả đuôi). Ảnh: Shutterstock

Born Free USA - một tổ chức bảo vệ động vật - cho biết quần thể hổ làm thú nuôi lên tới 5000 đến 7000 con. Trong khi đó, số lượng hổ trong tự nhiên trên toàn thế giới chỉ có khoảng 3900 - theo Quỹ Bảo trợ Động vật hoang dã thế giới (WWF).

Tại sao mọi chuyện lại trở nên đáng báo động như vậy? Và làm thế nào để các chuyên gia bảo tồn thống kê được số lượng hổ bị nuôi nhốt, khi mà rất nhiều chủ sở hữu giấu biệt thú nuôi của mình?

Nhiều bang nước Mỹ không đặt ra luật lệ nào ngăn cấm việc sở hữu thú hoang dã, theo Prashant Khetan - giám đốc của Born Free USA. Và kể cả ở những bang có điều luật ấy thì cũng không được thực thi nghiêm chỉnh. Cùng lúc đó, nhiều nhà buôn hổ hoạt động tự do trong nước, ngay cả khi môi trường sống của hổ ở nước ngoài đang bị đe dọa, làm giảm đáng kể động vật trong tự nhiên.

Khetan nói rằng chủ sở hữu hổ điển hình là những người có đủ điều kiện tài chính và rất nhiều đất đai để dựng một khu có rào chắn riêng cho nó. Họ sẽ gặp gỡ một người bạn sở hữu một con hổ hay thú hoang dã nào đó, và quyết định “tậu” một con cho mình. Đôi lúc, họ sẽ biến những con thú nuôi đó thành điểm thu hút bên lề đường. Không chỉ vậy, họ coi những con hổ là một món hàng xa xỉ đắt giá để khoe khoang với bạn bè. Nhiều con hổ bị bắt nhốt sẽ dành cả đời của mình trong các rạp xiếc để trở thành thú tiêu khiển mua vui kiếm lợi nhuận.

Thông thường, chủ sở hữu coi những chú ‘mèo to’ như những thú con hiền lành khi chúng dễ thương hơn và hành động của chúng gần giống với mèo nhà. Trong giai đoạn đó, người thích nuôi thú hoang dã thường ôm mộng rằng họ có đủ khả năng chăm sóc chúng suốt đời. Nhưng thực tế thì không: một con hổ trưởng thành đòi hỏi nhiều điều kiện sống - dinh dưỡng, không gian rộng lớn để đi lang thang và cơ hội phát triển tập tính săn mồi và học hỏi - những thứ mà chủ sở hữu không thể đáp ứng được.

Theo Khetan, những con hổ này thường bị suy nhược sức khỏe và yếu hơn họ hàng của chúng trong tự nhiên rất nhiều. Chúng không vui vẻ, không được trang bị cho bất kỳ điều gì giống như trong cuộc sống hoang dã. Viễn cảnh tươi đẹp nhất cho một con hổ được giải thoát khỏi sự giam cầm của chủ sở hữu tư nhân là đưa chúng về một khu bảo tồn có trách nhiệm.

Các nhà nghiên cứu không có cách nào trực tiếp giám sát số lượng hổ sở hữu cá nhân tại Mỹ, tuy nhiên con số 7000 - gần gấp đôi 3900 con trong tự nhiên - là một con số gần chính xác.

Để thu thâp được số liệu này, các nhà nghiên cứu phải rò lại những tập dữ liệu công khai. 14 bang buộc người sở hữu hổ tư nhân phải đăng ký thú nuôi của họ. Dù nhiều chủ sở hữu lờ đi điều kiện bắt buộc này, những thống kế trên vẫn giúp ích cho việc suy đoán tổng số lượng.

Tương tự, những nhà buôn hổ thường không công khai doanh thu của họ, những những tổ chức bảo tồn đã nắm giữ được một vài số liệu và họ đã sử dụng chúng để suy đoán tổng số lượng.

Các tổ chức bảo tồn thì lại có phương thức khác để xâm nhập vào thế giới đen tối của việc buôn bán hổ. Nhưng cách phổ biến nhất là thông qua Freedom of Information Act (FOIA). Sau những đợt giao thương của USDA với nhà buôn hổ, các nhà bảo tồn gửi yêu cầu FOIA cho tổ chức ấy và thu thập số liệu về doanh thu và các chi tiết khác từ tài liệu của USDA.

Thực tế là, nếu không có sự thay đổi điều luật đáng kể thì sẽ rất khó để thống kê chính xác số lượng hổ ở Mỹ. Khetan nói, nếu ông ta có quyền cấp luật, ông sẽ không chỉ cấm việc sở hữu hổ tư nhân (một đơn kiến nghị về việc đó với cấp độ liên bang được giới thiệu tại Hạ viện vào tháng 3/2017 nhưng chưa thu hút được sự chú ý và chưa được bỏ phiếu) mà còn hỗ trợ ngân quỹ đáng kể cho tổ chức chấp hành điều luật ấy.

“Không có sự thi hành thì luật lệ chẳng có ý nghĩa gì hết” - Khetan nói.