Nghiên cứu của NASA gần đây cho thấy bão Mặt trời bắt đầu có những tác động nguy hiểm tới bầu khí quyển sao Hỏa.
Một dự án nghiên cứu khoa hoc của NASA tiết lộ rằng, các cơn bão Mặt trời gần đây bắt đầu tấn công và gây tổn thương nặng tới bầu khí quyển sao Hỏa. Điều này không loại trừ khả năng, nếu bão Mặt trời tấn công Trái đất, bầu khí quyển chúng ta cũng sẽ ảnh hưởng rất nặng nề.
Tàu vũ trụ Mars Atmosphere và tàu MAVEN của NASA đã nghiên cứu sự tương tác cũng như tác động của Mặt trời, gió Mặt trời tới từ quyển và khí quyền trên hành tinh đỏ.
Kết quả cho thấy, các cơn bão khổng lồ đã cuốn sạch nhiều lớp khí quyển mỏng trên sao Hỏa.Thông tin này vừa được công bố trên tạp chí Science.
|
Nguồn ảnh: Zeenews.
|
“Làm xói mòn năng lượng gió, cuốn sạch khí quyển sao Hỏa” đây là cơ chế hoạt động của bão Mặt trời. Đây chính là tiền đề giải thích lý do tại sao khí hậu trên sao Hỏa gần đây có nhiều biến động”, Joe Grebowsky nói trong một tuyên bố.
Các nhà khoa học còn tin rằng, chính bão Mặt trời là một trong những tác nhân biến sao Hoả từ một nơi ấm áp, thân thiện, nhiều nước thành một hành tinh sa mạc như hiện nay.
Đồng thời, không loại trừ khả năng bão Mặt trời có thể tấn công Trái đất chúng ta trong tương lai mà bầu khí quyển là đối tượng bị tấn công trước nhất, sau đó là hệ thống vệ tinh, GPS, điện, viễn thông cũng bị tổn hại thê thảm.
Hiện các nhà khoa học cũng đang cảnh báo với Bộ Nội An Mỹ cũng như NASA về tình trạng này và cần nên có kế hoạch ứng phó cụ thể trong tương lai.
Hiện một số trung tâm Solar Observatory Big Bear ở California và Đài quan sát Solar Dynamics của NASA đang thực thi nhiệm vụ quan sát mặt trời cũng như một số hiện tượng không gian cực đoan có thể đe doạ tấn công Trái Đất.
Theo Kiến Thức