Trong bài báo được công bố trên tạp chí Nature vào cuối tháng 9, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp đầu tiên về một lỗ đen quay tròn.

Ảnh: Zhejiang Lab.
Ảnh: Zhejiang Lab.

Phát hiện này xác nhận một trong những đặc điểm quan trọng nhất của lỗ đen mà các nhà thiên văn học đã nghi ngờ từ lâu nhưng trước đó chưa thể xác nhận bằng thực nghiệm.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát lỗ đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà Messier 87 cách Trái đất khoảng 55 triệu năm ánh sángthông qua Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện (EHT). Đây cũng là lỗ đen đầu tiên mà giới khoa học chụp ảnh vào năm 2019.

Họ phát hiện M87 phóng ra luồng bức xạ và chùm tia cực mạnhtừ các cựcvới tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng vào khoảng không gian giữa các thiên hà. Điều đặc biệt là luồng bức xạ thay đổi hướng khoảng 10 độ theo chu kỳ 11 năm. Hiện tượng này chỉ có thể xảy ra do lỗ đen đang quay tròn.

Nguồn: Theguardian.com