Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics vào ngày 2/10, các nhà thiên văn đã tiết lộ ảnh chụp trực tiếp đầu tiên về một ngoại hành tinh.
Ngoại hành tinh này là Beta Pictoris c, nằm cách Trái đất khoảng 63 năm ánh sáng.
Theo dữ liệu thu được từ công cụ GRAVITY trên Kính viễn vọng Rất lớn (VLT) ở Chile, Beta Pictoris c là hành tinh khí khổng lồ có khối lượng gấp khoảng 8,2 lần khối lượng Sao Mộc. Nó quay quanh một ngôi sao trẻ [khoảng 23 triệu năm tuổi] với chu kỳ quỹ đạo là 3,4 năm. Nhóm nghiên cứu tin rằng ngoại hành tinh Beta Pictoris c được hình thành thông qua mô hình bồi tụ lõi, trong đó các mảnh đá đâm vào nhau và hợp nhất.
Hầu hết các ngoại hành tinh mà giới khoa học phát hiện cho đến nay chưa bao giờ được nhìn thấy trực tiếp. Thay vào đó, họ xác nhận sự hiện diện của ngoại hành tinh bằng cách gián tiếp, thông qua những tác động của nó đối với ngôi sao chủ.
Quốc Hùng (Theo Sciencealert)