Những người nông dân trên khắp thế giới hóa ra chỉ nhận được gần một phần tư những gì mà khách hàng trả khi mua các món hàng nông sản tại cửa hàng tạp hóa và thực phẩm.
Sau khi thu hoạch, nông sản phải trải qua nhiều bước rồi mới đến tay người tiêu dùng. Nguồn: phys
Vượt ra ngoài câu hỏi về liệu nông dân có được hưởng lợi xứng đáng với công sức bỏ ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, quá trình nhiều công đoạn đưa thực phẩm đến tay người tiêu dùng – vốn được tóm gọn bằng cụm từ “từ trang trạng đến bàn ăn”, có thể không tương thích với phát triển bền vững. Đó là kết quả thu được từ công trình “Post-farmgate food value chains make up most of consumer food expenditures globally” của nhóm các nhà khoa học tại Mỹ và Đan Mạch do giáo sư Christopher B. Barrett (trường đại học Cornell) dẫn dắt mới được xuất bản trên tạp chíNature Food.
“Chúng ta có thể không nhận biết được rằng những gì chúng ta trả cho những bữa ăn của mình lại không phải nằm ở chính những miếng đồ ăn tồn tại trước mắt chúng ta”, Chris Barrett, tác giả liên hệ của nghiên cứu, trao đổi với hãng thông tấn AFP.
“Phần lớn việc tăng thêm giá trị trong nền kinh tế thực phẩm toàn cầu không đến từ trang trại mà là quá trình chế biến, sản xuất, phân phối và các hoạt động dịch vụ để đưa thực phẩm đến với khách hàng”.
Chính chuỗi giá trị với nhiều công đoạn này tạo ra việc làm và đem lại sự tiện lợi cho khách hàng, ngay cả trong hình thức của các loại salad được đóng gói, thức ăn đông lạnh hay một gói đồ ăn trong cửa hàng lớn. Nhưng những những thuận lợi đem lại cho khách hàng đó phải đi kèm với tác động về sức khỏe và không ảnh hưởng đến môi trường, các tác giả phân tích.
“Phát thải khí nhà kính là một ví dụ”, Barrett nói, ngụ ý đến ô nhiễm carbon từ mọi công đoạn trong chuỗi giá trị đó. “Việc sử dụng nước cũng vậy."
“Đó cũng là câu hỏi về nơi nào những đóng góp mà khách hàng mong chờ trong thực phẩm như khoáng chất, vitamin, chất xơ, và những đóng góp không mong muốn (xấu) như chất béo, muối, đường bị mất đi hoặc tăng thêm”, ông cho biết thêm.
Tiêu dùng có trách nhiệm
Nghiên cứu được xây dựng trên một phương pháp ban đầu để ứng dụng tại Mĩ: các nhà nghiên cứu Mĩ phát triển một cách tiếp cận tiêu chuẩn để ước tính tầm quan trọng của các chuỗi giá trị thực phẩm giữa nông dân và người tiêu dùng. Họ ứng dụng tiêu chuẩn so sánh này trên dữ liệu thu được trong năm 2005 đến 2015 từ 61 quốc gia thu nhập cao và trung bình chi phối 90% nền kinh tế thực phẩm toàn cầu.
Họ phát hiện ra, trung bình, người nông dân chỉ nhận được 27% những gì được người tiêu dùng chi trả.
Nghiên cứu tập trung vào 3/4 lượng thực phẩm được tiêu thụ trong các quốc gia sản xuất chính loại thực phẩm đó. “Sự chia sẻ của người nông dân về những mức chi cho thực phẩm nhập khẩu hầu như còn ít hơn”, Barret nói.
Tỷ lệ phần trăm những đồng đô la chi cho thực phẩm, vốn đã rất lớn, sẽ tập trung vào các hoạt động sau thu hoạch và dường như chỉ có gia tăng, nghiên cứu này kết luận.
Những người nông dân tại những nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ kiếm được nhiều tiền khi dân số quốc gia mình giàu lên, tuy nhiên sự chia sẻ về chi tiêu cho thực phẩm có khả năng thu hẹp đi khi nhu cầu cho tiêu dùng thông thường cũng tăng lên.
Nghiên cứu này cũng cho thấy, các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) – được áp dụng từ năm 2015 và hướng đến năm 2030 – như một cách để đảm bảo đạt được tác động vào chuỗi giá trị thực phẩm ngày một tăng lên.
Những gì diễn ra với thực phẩm giữa trang trại và khách hàng sẽ là điểm khó thực hiện với nhiều mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm những mục tiêu liên quan đến giảm đói nghèo, “tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm”.