Thống kê cho thấy người Việt gia tăng nhiều hoạt động giải trí tại gia, bao gồm lên mạng, xem video, chơi game.


Dịch bệnh khiến người Việt ở nhà nhiều hơn, kéo theo những nhu cầu giải trí tại gia gia tăng. Theo số liệu do Adsota (thuộc Appota) tổng hợp từ nhiều nguồn, trong giai đoạn 2020, người Việt gia tăng thời gian lên mạng, xem video, và chơi game.


Trong năm 2020, trung bình mỗi người Việt dành 6 giờ 47 phút để lên mạng, tăng 17 phút so với năm 2019. Hoạt động chiếm thời gian thứ hai là xem TV, tăng lên 2 giờ 40 phút so với 2 giờ 9 phút của năm trước.Theo thống kê, năm 2020 các hình thức giải trí của người Việt đều gia tăng so với năm trước. Cụ thể, các hoạt động lên mạng, xem TV, nghe nhạc trực tuyến đều tăng so với trước. Riêng thời gian sử dụng mạng xã hội vẫn giữ nguyên, tuy nhiên vẫn xếp thứ hai trong các hoạt động ngốn thời gian của người Việt. Nhìn chung, người dùng trong nước dùng thời gian nhiều nhất cho việc sử dụng Internet.


Khi kết nối Internet, hầu hết mọi người đều xem video. Khảo sát về nội dung mà một người thường xem trong tháng, 97,6% người có xem video. 61,2% người xem vlog. 73,2% người nghe nhạc trực tuyến. Sau đó là các nội dung radio và podcast.

Trong một khảo sát khác, có 71% người dùng Internet cho biết có xem video trực tuyến hàng ngày, chủ yếu là nhóm sinh năm 1980 trở về sau.

Trên Facebook, nội dung video cũng thể hiện rõ ưu thế khi đạt tỷ lệ tương tác 9,86%, cao hơn cả hình ảnh (4,19%) và các hình thức khác. Tỷ lệ tương tác là tỷ lệ số người sẽ nhấn like, bình luận, hoặc chia sẻ một nội dung trên tổng số người nhìn thấy nội dung đó.


Nhu cầu giải trí trong giai đoạn dịch cũng thể hiện rõ ở mức tăng trưởng ở các dịch vụ phát video. Dù mới cung cấp dịch vụ tại Việt Nam từ năm 2016 nhưng Netflix đang dẫn đầu thị trường khi 26% người tham gia khảo sát sẵn sàng chi trả cho nền tảng này. Xếp sau đó là K+ và FPT Play.Trên Facebook, nội dung video cũng thể hiện rõ ưu thế khi đạt tỷ lệ tương tác 9,86%, cao hơn cả hình ảnh (4,19%) và các hình thức khác. Tỷ lệ tương tác là tỷ lệ số người sẽ nhấn like, bình luận, hoặc chia sẻ một nội dung trên tổng số người nhìn thấy nội dung đó.

Bên cạnh nhu cầu lướt web, mạng xã hội, xem video nói trên, nhu cầu chơi game tại Việt Nam cũng đang tăng, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát.


Năm 2020, lượng người chơi game tại Việt Nam tăng 30%, đạt gần 3,99 triệu người.Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 4 về tỷ lệ người chơi game hàng ngày, và đứng đầu về tỷ lệ tìm kiếm game mới, so với các nước có tham gia khảo sát như Brazil, Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Hàn,…


Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế số nổi bật trong khu vực Đông Nam Á do dân số lớn, tỷ lệ dùng smartphone cao. Theo thống kê, Việt Nam đang đứng thứ 5 thế giới về tỷ lệ thuê bao điện thoại so với dân số, đạt mức 157,9%.

Tính đến đầu năm 2021, có 94,7% người dùng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi từ 16 đến 64 đang sở hữu điện thoại di động.Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế số nổi bật trong khu vực Đông Nam Á do dân số lớn, tỷ lệ dùng smartphone cao. Theo thống kê, Việt Nam đang đứng thứ 5 thế giới về tỷ lệ thuê bao điện thoại so với dân số, đạt mức 157,9%.

Ngoài những xu hướng giải trí kể trên, trong năm 2020, người dùng Việt Nam chú trọng mua sắm online nhiều hơn, tiết kiệm hơn, tập trung mua sắm các sản phẩm thiết yếu, và quan tâm nhiều đến chất lượng hàng hoá.