Câu trả lời là tổng cộng khoảng 2,5 tỷ con trong hơn hai triệu năm mà loài này tồn tại, theo một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Science.
Nghiên cứu này còn cho thấy, động vật sau khi chết rất hiếm khi trở thành hóa thạch, và nhiều loài có thể đã biến mất mà không hề để lại dấu vết đến ngày nay.
“Bạn cầm trên tay một hóa thạch và biết rằng nó rất hiếm. Nhưng cụ thể là hiếm đến mức nào?”, Charles Marshall ở Đại học
California, Berkeley, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, nói. "Để biết hóa thạch hiếm đến mức nào, bạn cần biết đã có bao nhiêu con vật này từng tồn tại."
Nghiên cứu mới cho thấy hóa thạch, chẳng hạn như bộ xương T. rex này được trưng bày ở Hà Lan, hiếm hơn nhiều so với những ước tính trước đây.
Và nhóm của Marshall đã tìm đến một phương pháp được sử dụng để ước tính mật độ của động vật sống dựa trên khối lượng cơ thể và phạm vi địa lý mà chúng chiếm giữ - quy luật Damuth. Quy luật này nói rằng mật độ quần thể trung bình tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể của loài; ví dụ, có ít voi hơn chuột trong một khu vực nhất định.
Kết quả cho thấy: tại bất kỳ thời điểm nào trong suốt 2 triệu năm khủng long bạo chúa T.rex tồn tại, có khoảng 20.000 con T. rex sinh sống trên hành tinh. Các nhà nghiên cứu tính toán mật độ trung bình khoảng 1 con khủng long bạo chúa trên 100 km2.
Nghiên cứu mới ước tính khủng long bạo chúa trưởng thành có trọng lượng trung bình 5,2 tấn; tuổi thọ trung bình 28 năm; thời gian một thế hệ là 19 năm, tức đã có tổng cộng khoảng 127.000 thế hệ từng tồn tại; và phạm vi sinh sống khoảng 2,3 triệu km2. |
Một bộ xương T. rex nhân tạo trưng bày ở Bảo tàng Cổ sinh vật học, Đại học California, Berkeley. Bản gốc của mô hình này là một bộ xương gần như hoàn chỉnh được khai quật vào năm 1990 từ vùng đất phía đông Montana, hiện đặt tại Bảo tàng Rockies ở Bozeman, Montana.
Do loài T. rex đã tồn tại qua khoảng 127.000 thế hệ trước khi bị tuyệt chủng, các nhà nghiên cứu ước tính có tổng cộng khoảng 2,5 tỷ cá thể T.rex trong suốt quá trình tồn tại của loài. Đến nay, mới chỉ có 32 hóa thạch T. rex trưởng thành được phát hiện, có nghĩa là cứ 80 triệu con T. rex mới có 1 con biến thành hóa thạch.
Những con số này cho thấy hóa thạch nói chung cực kỳ hiếm, và nhiều loài ít phổ biến hơn T. rex sau khi tuyệt chủng đã không có cơ hội để lại dấu vết dưới dạng hóa thạch. Trong khi "hồ sơ hóa thạch là kiến thức trực tiếp duy nhất của chúng ta về lịch sử hành tinh", Marshall nói.
Thomas Holtz, nhà cổ sinh vật học về động vật có xương sống tại Đại học Maryland, College Park, gọi phép tính này là một “suy đoán thú vị”, và nói thêm rằng “chúng tôi biết cơ hội để bất kỳ cá thể nào trở thành hóa thạch là cực kỳ hiếm, nhưng chưa có các tính toán cụ thể xem tỷ lệ này thực sự thấp đến mức nào”.
Holtz cũng muốn trong tương tai sẽ có các nghiên cứu tương tự về các loài khác đã tuyệt chủng nhưng để lại nhiều hóa thạch hơn T.rex, chẳng hạn như voi ma mút lông cừu, người Neanderthal, và bạo sói (dire wolf). Những nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các hệ sinh thái trong lịch sử.
T.rex lớn nhất được biết đến, mẫu vật có tên Sue tại Bảo tàng Field ở Chicago, Mỹ. Sue dài 12,3 mét, ước tính nặng khoảng 9 tấn và sống được khoảng 33 năm.
Nguồn: